Có nên trồng chè trong nhà kính?

Thứ tư - 11/10/2023 09:51   Đã xem: 331   Phản hồi: 0

Những năm trước đây do chăm bón chưa khoa học, cây chè rất yếu nên một số nơi phải dùng lưới đen làm giàn che nắng cho chè. Nay được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây chè rất khoẻ, không cần che chắn. Vì vậy, cần cân nhắc khi đưa chè vào trồng trong nhà lưới, nhà kính.

IMG 4167
Nhờ trồng chè trong nhà kính, vườn chè của gia đình anh Đinh Quốc Văn (xã Vô Tranh, huyện Phú Lương) cho năng suất, chất lượng vượt trội

Chúng tôi đến xóm Trung Thành 1 (xã Vô Tranh, huyện Phú Lương) thăm quan mô hình trồng chè trong nhà kính của gia đình anh Đinh Quốc Văn (sinh năm 1976), được anh chia sẻ:
Do thời tiết khí hậu, chúng tôi chỉ được thu hoạch từ 6 - 7 lứa chè/năm, thời điểm chè đắt nhất là dịp cuối năm do thời tiết lạnh chè chậm phát triển nên không cho thu hái. Ví dụ như vài ba năm gần đây, chè búp khô chính vụ chỉ ở mức 150 nghìn - 200 nghìn đồng/kg, nhưng cuối năm sẽ là 300 nghìn - 400 nghìn đồng. Chỉ với mục đích là tìm cách tăng thêm thu nhập từ vườn chè nên tôi nảy sinh ý tưởng che chắn cho cây chè không bị ảnh hưởng bởi sương muối và gió rét để có thể thu hái vụ đông xuân. Cuối năm 2014, tôi mua tre và nilon làm giàn che diện tích 200m2, chè đạt năng suất tương đương với chính vụ mà giá bán lại đắt gấp đôi. Năm sau, tôi mở rộng thêm 700m2 nữa, đồng thời lắp đặt hệ thống tưới tự động. Năm 2016, được sự hỗ trợ của Khuyến nông, tôi thay thế khung tre bằng ống kẽm và mở rộng diện tích lên hơn 1.000m2 trồng trong nhà kính.Hiện, vườn chè được ứng dụng công nghệ tưới tự động, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học. 
Đánh giá về vườn chè, anh Văn khẳng định:
-    Nhà kính chỉ có tính chất hỗ trợ nhằm tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm chè, còn yếu tố quyết định nằm ở khâu chọn giống, chăm sóc và chế biến. Toàn bộ vườn chè của gia đình anh Văn trồng các giống chè giống mới chất lượng cao như Bát Tiên, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên mang hương thơm tự nhiên được nhiều người ưa chuộng. Anh cũng là tổ trưởng sản xuất chè VietGAP của xóm Trung Thành 1, gia đình và nhiều hộ trong xóm đã hoàn toàn thay đổi tư duy cùng cách làm chè trước đây, phải tuân thủ một quy trình nghiêm ngặt về cách trồng, chăm sóc và chế biến. Diện tích chè trong nhà kính vào thì mùa hè lên đều đẹp hơn do không bị ảnh hưởng bởi nắng gắt và mưa bão, vào vụ đông chè kém phát triển khi trời lạnh dưới 20 độ, còn dưới 15 độ thì “tịt hẳn”, toàn bộ hơn 1ha chè của gia đình chỉ có vườn trồng nhà kính cho thu hái đều đặn. Bên cạnh đó, còn giảm được công chăm sóc như tưới ít hơn (chỉ 2 - 3 lần/lứa so với chăm sóc chè thông thường phải tưới 4 - 5 lần/lứa) do trồng trong nhà kính giữ được độ ẩm cho đất, tránh thất thoát hơi nước bốc ra ngoài. Riêng về bảo vệ thực vật thì lợi ích càng thấy rõ vì đỡ tốn chi phí và công phun thuốc do nhà kính hạn chế được sự phát triển của một số sâu bệnh trên cây chè như rầy xanh, bọ trĩ, bọ xít muỗi… Cùng với đó chè được che chắn nên không bị bụi bẩn bám, búp chè rất sạch sẽ khi thu hái, chế biến. Vì vậy, sản phẩm chè trồng trong nhà kính rõ ràng có chất lượng vượt trội. 
Tại HTX Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, TP Thái Nguyên), đơn vị có nhiều sản phẩm được công nhận OCOP trong đó có sản phẩm Chè tôm nõn đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao cấp Quốc gia, bà Đào Thanh Hảo, Giám đốc HTX cho biết:
-    HTX đã ứng dụng CNC vào hầu hết tất cả các khâu từ trồng, chăm sóc, chế biến, bảo quản và bán sản phẩm. Riêng về vấn đề nhà kính, nhà lưới, chè là loại cây đặc sản của Thái Nguyên, chất lượng được tạo nên bởi nhiều yếu tố bao gồm cả điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu… Thực tế tại các vườn chè của chúng tôi, che lưới đen sẽ làm cho chè bị cớm nắng, kém phát triển, búp lá rất mỏng. Từ kinh nghiệm sản xuất, tôi sẽ không đưa chè vào trồng trong nhà lưới, nhà kính. Tuy nhiên, ở những nơi không thuận lợi về nguồn nước tưới, khí hậu khắc nghiệt ảnh hưởng đến sự phát triển của chè thì người làm chè có thể cân nhắc.
Theo bà Hảo, ngoài đầu tư lớn, tổ chức sản xuất ra những sản phẩm chất lượng, còn cần tạo niềm tin cho người tiêu dùng thông qua số hóa dữ liệu sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra để phục vụ phát triển thị trường, cung cấp thông tin đầy đủ cho người tiêu dùng và đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Ứng dụng công nghệ số cũng giúp HTX ứng dụng trong quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh và giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm.
Lãnh đạo Sở NN&TPNT cho biết, thông qua đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên gia đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030, nông dân được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ để ứng dụng CNC vào sản xuất, chế biến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Cây chè tiếp tục khẳng định là cây trồng chủ lực, thế mạnh của tỉnh với tổng diện tích chè toàn tỉnh 22,2 nghìn ha, năng suất chè bình quân đạt 124,7 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi (năm 2022) đạt 260,1 nghìn tấn, giá trị sản phẩm chè sau chế biến đạt 10,4 nghìn tỷ đồng. Diện tích trồng chè áp dụng thực hành nông nhiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP được cấp chứng nhận đạt 4.356,7 ha; cấp chứng nhận tiêu chuẩn UTZ Certified và hữu cơ đạt 76 ha; xây dựng, thiết lập được 28 vùng trồng được gắn mã số vùng trồng đạt yêu cầu theo TCCS 774:2020/BVTV và được định vị trên hệ thống toàn cầu GPS để thực hiện theo dõi truy xuất nguồn gốc. 

Tác giả bài viết: Ngọc Khuê

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập117
  • Hôm nay14,609
  • Tháng hiện tại527,553
  • Tổng lượt truy cập27,387,177

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:184 | lượt tải:59

Mau ĐXKNHV - HNB

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:407 | lượt tải:141

Mau ĐNCTHV

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:415 | lượt tải:150

144/QĐ-HNB

QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên

Lượt xem:47 | lượt tải:14

136/QĐ-HNB

công khai dự toán ngân sách 2024

Lượt xem:46 | lượt tải:16

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây