Sẽ có một thế giới Internet và truyền thông khác lạ vào năm 2050

Thứ năm - 15/08/2024 09:50   Đã xem: 156   Phản hồi: 0

Với tốc độ phát triển công nghệ hiện nay, Internet năm 2050 sẽ thay đổi hầu như mọi khía cạnh cuộc sống chúng ta. Truyền thông khi đó cũng sẽ là một thế giới hoàn toàn khác lạ so với hiện tại, nhưng cũng rất đáng để chờ đợi.


Trải nghiệm thế giới ảo – Metaverse

Trong tương lai internet, các hoạt động kỹ thuật số (trực tuyến) sẽ hợp nhất thế giới thực với thế giới ảo để tạo ra những trải nghiệm chân thực, sống động. Các thương hiệu, trường học, người sử dụng lao động và cá nhân đều sẽ vận hành thế giới ảo của riêng họ, nơi mọi người có thể tụ tập để học hỏi, chơi game, làm việc hoặc giao lưu.

Trong thế giới ảo, người dùng có thể tương tác với nhau bằng các yếu tố số hóa, ngoài ra còn có thể tạo và tùy chỉnh các biểu tượng ảo (avatar) đại diện cho họ để tham gia vào các hoạt động như giao tiếp, mua sắm, giải trí,...

Khái niệm Metaverse từng được giới thiệu từ những năm 1990 thông qua văn hóa pop và văn hóa đồ họa máy tính, nhưng chỉ đến gần đây với sự tiến bộ của công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế mở rộng (AR) và trí tuệ nhân tạo (AI) mạnh mẽ, Metaverse mới bắt đầu trở thành một ý tưởng có thể thực hiện được. Các công ty công nghệ lớn như Facebook (Meta), Google, và Nvidia đều đã công bố kế hoạch và dự án liên quan đến Metaverse. Metaverse được xem là một trong những xu hướng quan trọng của tương lai về cách mà con người tương tác với nhau và với môi trường số.

Ví dụ, trải nghiệm đọc báo sẽ trở nên đặc sắc hơn trong thế giới thực tế ảo bởi sự kết hợp giữa công nghệ và nội dung thông tin. Thay vì chỉ đọc văn bản trên màn hình phẳng, bạn có thể “tương tác” với nội dung báo cáo trong một không gian 3D. Điều này có thể bao gồm việc di chuyển qua các phòng chứa các bài báo khác nhau, tham gia vào các cuộc trò chuyện với các độc giả khác hoặc thậm chí là tham gia vào các sự kiện thực tế ảo.

Ngoài ra, công nghệ thực tế ảo có thể tạo ra những trải nghiệm đa chiều, cho phép bạn “nhảy” vào các cảnh quay trực tiếp, đặt mình vào các tình huống mà bài báo đề cập đến. Điều này giúp tạo ra sự hiểu biết sâu sắc và cảm nhận đặc biệt hơn về các sự kiện và vấn đề. Bạn cũng có thể trải nghiệm tương tác với các bài báo đa phương tiện, bao gồm âm thanh, hình ảnh động, video và các phương tiện trực quan hóa như biểu đồ 3D hoặc đồ họa động. Điều này giúp việc tiếp cận thông tin trở nên thú vị và trực quan hơn đối với người đọc.

se co mot the gioi internet va truyen thong khac la vao nam 2050 hinh 1


Metaverse - không gian 3D ảo nơi các cá nhân có thể gặp gỡ và tương tác trực tuyến bằng cách sử dụng công nghệ thực tế ảo hoặc thực tế tăng cường. Ảnh: Shutterstock

Đột phá công nghệ phần cứng, thiết bị

Để có những trải nghiệm trên, không thể thiếu các thiết bị phần cứng như kính VR. Hiện các công ty công nghệ lớn (Big Tech) không chỉ phát triển những chiếc kính VR tiên tiến để đáp ứng nhu cầu trải nghiệm internet hoàn hảo, mà họ còn đang nghiên cứu những thiết bị như kính thông minh để giúp mọi người thoải mái đeo khi đi dạo và tương tác trong thế giới thực.

Một nguyên mẫu kính thông minh do Viture sản xuất có ngoại hình giống như kính râm thông thường, nhưng lại có thể hiển thị màn hình ảo 120 inch trước mắt người đeo. Khi đeo những chiếc kính này, bạn sẽ có thể tạm gác thế giới thực qua một bên để chơi game hoặc xem video, dù người ngoài nhìn vào chỉ thấy bạn đang đeo một chiếc kính bình thường.

Kính thông minh tương lai có thể mang thực tế tăng cường vào cuộc sống bằng cách hiển thị hình ảnh và thông tin kỹ thuật số trước mắt chúng ta. Đây sẽ là một cách chúng ta kết hợp AR vào các hoạt động truyền thông trên internet.

Nếu công nghệ thiết bị đeo mới này trở nên phổ biến, trong tương lai, chúng ta có thể đạt đến thời điểm không cần dùng smartphone nữa.

“Cải tiến cơ thể” – Triển vọng của công nghệ tương lai

Cải tiến cơ thể (body augmentation) là việc sử dụng công nghệ để nâng cao hoặc sửa đổi cơ thể con người. Hiện nay, con người hoàn toàn có khả năng thực hiện một số thay đổi trên cơ thể mình, chẳng hạn như cấy ghép ốc tai điện tử để điều chỉnh thính giác hoặc máy điều hòa nhịp tim để kiểm soát chức năng tim.

Khi internet phát triển trong tương lai, con người có thể tiến xa hơn nữa trong việc cải tiến cơ thể. Điều này đã và đang được chứng minh ngay tại thời điểm hiện tại. Công ty Mojo Vision đang phát triển kính áp tròng AR định vị màn hình micro-LED bên trong mắt người đeo. Với sự trợ giúp của 5G và công nghệ AR, kính áp tròng thông minh có thể hoạt động như hệ thống định vị chỉ đường bằng những mũi tên định hướng trong không gian. Kính cũng sẽ phục vụ nhu cầu nhắn tin trò chuyện, hoặc hiển thị thông tin, những báo cáo chi tiết liên quan đến vật thể xung quanh bạn.

Một số công ty khác cũng đang đẩy mạnh việc cải tiến cơ thể và cố gắng kết nối trực tiếp bộ não của chúng ta với internet, gọi là “VR thần kinh”. Công nghệ này kết hợp thực tế ảo với giao diện não - máy tính (BCI) để tạo ra những trải nghiệm tương tác, phong phú được kết nối trực tiếp với hệ thần kinh của một cá nhân.

Với VR thần kinh, người dùng có thể điều khiển và tương tác với môi trường và vật thể ảo bằng suy nghĩ thay vì các thiết bị đầu vào truyền thống như bàn phím hoặc bộ điều khiển. Các công ty như Meta hay Neuralink của Elon Musk đều đang nghiên cứu các BCI có tiềm năng cách mạng hóa cách chúng ta tương tác với internet trong tương lai.

se co mot the gioi internet va truyen thong khac la vao nam 2050 095930613


​​​​​​​Neuralink đặt mục tiêu tạo ra các thiết bị có khả năng giao tiếp trực tiếp với não con người. Ảnh: Jonathan Raa


Tiên tiến hóa thính giác và xúc giác trong thực tế ảo

Đến nay, thực tế ảo dường như mới chỉ đáp ứng gần như hoàn hảo được một giác quan là thị giác, đây cũng là giác quan chính được kích thích trong thực tế ảo thông qua hiển thị hình ảnh và video trong môi trường 3D.

Để người dùng trải nghiệm internet ở cấp độ sâu hơn, các nhà phát triển đang nỗ lực phát triển các thiết bị và thiết bị đeo cho phép chúng ta sử dụng đầy đủ giác quan trong môi trường này. Hiện đã có những bộ đồ xúc giác như Teslasuit có thể mang lại trải nghiệm toàn thân mô phỏng xúc giác thực tế, nhưng hầu hết người dùng VR hiện không cảm thấy hiệu quả.

Trong tương lai, các thiết bị xúc giác như găng tay sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn đối với người dùng hàng ngày, hoặc các miếng dán xúc giác nhẹ sẽ mang lại cảm giác chạm vào con người trên khoảng cách xa. Những thiết bị này cũng sẽ giúp chúng ta tương tác với những vật thể xuất hiện trên các bài báo một cách chân thực nhất.

Internet, công nghệ và truyền thông sẽ thay đổi rất nhanh trong tương lai của hơn 20 năm tới. Xã hội nói chung, giới báo chí nói riêng cần có sự chuẩn bị cho một tương lai không phải quá xa đó.

Nguồn tin: congluan.vn:

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập163
  • Hôm nay26,897
  • Tháng hiện tại370,227
  • Tổng lượt truy cập26,652,639

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:125 | lượt tải:51

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:352 | lượt tải:128

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:363 | lượt tải:137

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:829 | lượt tải:187

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:858 | lượt tải:260

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây