Theo chương trình, tại phiên họp, Chính phủ tập trung thảo luận về: tình hình kinh tế-xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm, triển khai Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, giải ngân vốn đầu tư công và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới; thực trạng tình hình thị trường quốc tế và trong nước, các nhiệm vụ, giải pháp phát triển thị trường trong nước và thúc đẩy xuất khẩu; tình hình thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; dự thảo nghị quyết của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế.
Phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết vừa qua, đất nước ta có nhiều sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội và đối ngoại quan trọng, trong đó có các kỳ họp của Trung ương và Quốc hội. Quốc hội đã bầu đồng chí Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng trân trọng chúc mừng đồng chí Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và mong nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong thời gian tới trên tất cả các mặt công tác.
Thủ tướng nhấn mạnh, chỉ còn 1 tháng nữa là hết quý I/2023 - quý khởi đầu và tạo đà cho cả năm 2023 - năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm. Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung phân tích kỹ lưỡng tình hình, đánh giá khách quan, trung thực về những việc đã làm được, những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức, phân tích nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, rút ra các bài học kinh nghiệm; dự báo sát tình hình sắp tới, chỉ ra những thuận lợi, thời cơ và những khó khăn, thách thức, đề ra giải pháp phù hợp, kịp thời để phát huy tối đa thời cơ, thuận lợi, những thành tựu đã đạt được, vượt qua các thách thức, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc mà người dân và doanh nghiệp đang gặp phải.
Cần tiếp tục tháo gỡ các khó khăn của thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, các khó khăn của doanh nghiệp trong tiếp cận vốn, thị trường, tiếp tục thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, công ăn việc làm cho người dân.... Thủ tướng Phạm Minh Chính
Cần tiếp tục tháo gỡ các khó khăn của thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, các khó khăn của doanh nghiệp trong tiếp cận vốn, thị trường, tiếp tục thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, công ăn việc làm cho người dân....
Thủ tướng Phạm Minh Chính
Thủ tướng nhắc tới một số vấn đề trên thế giới tác động tới tình hình trong nước như lạm phát ở Hoa Kỳ và các nước châu Âu tiếp tục ở mức cao, FED đã phát tín hiệu tiếp tục tăng lãi suất và duy trì ở mức cao thời gian tới. Thủ tướng cũng đặt vấn đề, cần tiếp tục tháo gỡ các khó khăn của thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, các khó khăn của doanh nghiệp trong tiếp cận vốn, thị trường, tiếp tục thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, công ăn việc làm cho người dân.... Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần lựa chọn công việc trọng tâm, trọng điểm, tác động lan tỏa, truyền cảm hứng để làm các công việc khác.
* Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm, kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Mặc dù so với cùng kỳ, lạm phát tăng cao những tháng cuối năm 2022, nhưng 2 tháng đầu năm, lạm phát đã được kiểm soát ở mức phù hợp. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 2 tăng 4,31%, thấp hơn CPI tháng 1/2023 (tăng 4,89%); bình quân 2 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước (mục tiêu cả năm theo Nghị quyết Quốc hội là khoảng 4,5%). Với sự nỗ lực, phấn đấu, khả năng cả năm sẽ kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu của Quốc hội giao; tuy nhiên, cần lưu ý chỉ số lạm phát cơ bản 2 tháng đầu năm (tăng 5,08% so cùng kỳ).
Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, lãi suất cho vay bắt đầu có xu hướng giảm; thanh khoản hệ thống ngân hàng được bảo đảm; điều hành tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trong nước. Thu ngân sách nhà nước 2 tháng ước đạt 22,4% dự toán, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu nội địa đạt 23,6% dự toán, tăng 17%. Cán cân thương mại tháng 2 ước xuất siêu 2,3 tỷ USD, tính chung 2 tháng xuất siêu 2,82 tỷ USD.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới có tín hiệu tích cực, 2 tháng đạt 1,76 tỷ USD, cao gấp 2,8 lần cùng kỳ năm 2022. Nhiều tổ chức, ngân hàng quốc tế như WB, IMF, ADB, UOB, Standard Chartered… tiếp tục đánh giá cao Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu nước nước ngoài. Hoạt động sản xuất, kinh doanh tích cực, sức cầu tiêu dùng trong nước tăng cao, các hoạt động kinh tế nhanh chóng trở lại bình thường sau Tết. Sản xuất nông nghiệp ổn định, bảo đảm tiến độ gieo trồng vụ đông xuân; chủ động phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Sản lượng thủy sản tháng 2 tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 2 tháng tăng 1,3% nhờ triển vọng tích cực từ các thị trường chủ lực là Mỹ và Trung Quốc.
Nguồn tin: Theo nhandan.vn:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thông tư 12/2024/TT-BTTTT
Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam
Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới
Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông
Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam