NIỀM TỰ HÀO CỦA NHỮNG NGƯỜI LÀM BÁO

Thứ ba - 11/05/2021 11:49   Đã xem: 1654   Phản hồi: 0

Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã ra mắt công chúng đúng vào dịp kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2020). Sau gần một năm ra mắt, Bảo tàng đã đón tiếp hàng chục nghìn lượt nhà báo, hội viên, nhân dân… đến tìm hiểu và tham quan. Không gian trưng bày hiện hữu, các tư liệu hiện vật, tư liệu quý được sắp xếp theo tiến trình lịch sử và phát triển của báo chí, đây là địa chỉ “đỏ” để các hội viên, nhà báo tìm hiểu về nền báo chí cách mạng.

Đồng chí Trần Thị Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng báo chí Việt Nam giới thiệu về các hiện vật với khách tham quan.
Sau nhiều cuộc hội thảo khoa học, họp hội đồng và hiến tặng hiện vật… đến nay, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã hiện diện trang trọng tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Phố Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Gần 30 nghìn tư liệu, hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng những tư liệu hiện vật vô cùng quý giá, trong đó có nhiều hiện vật, tư liệu độc đáo, quý hiếm, phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam. Bảo tàng bố trí trưng bày tư liệu gắn với 05 giai đoạn lịch sử: Từ trước 1865 và từ 1865-1925; từ 1925-1945; từ 1945-1954; từ 1954-1975; từ 1975 đến nay. Các cơ quan báo chí, hội viên thuộc Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên đã hiến tặng nhiều hiện vật cho bảo tàng. 
Không gian khánh tiết với biểu tượng trung tâm là hình ảnh ngòi bút được đặt trong những cánh sen với ý nghĩa ngòi bút, một hình tượng gắn với nghề báo, bông sen thể hiện sự thanh khiết của người làm báo. “Bút sắc, lòng trong” là thông điệp mà lớp lớp thế hệ người làm báo Việt Nam luôn hướng tới. Các cánh sen được kết bởi tên các tờ báo và các cơ quan báo chí từ khi tờ báo Việt Nam đầu tiên ra đời đến nay. Trong đó, tiêu biểu là Gia Định Báo (tờ báo tiếng Việt đầu tiên) và Thanh Niên (tờ báo đầu tiên của báo chí Cách mạng Việt Nam).
Khu vực trung tâm của phần trưng bày 1865-1925 với bục hình viên kim cương trưng bày 10 tờ báo nổi tiếng, tiêu biểu, đầu tiên của thế giới, đại diện cho các châu lục và Việt Nam. Hiệp hội Báo chí Thế giới xếp là cổ nhất thế giới với cái tên khá dài bằng tiếng Đức và được dịch nghĩa là Bản ghi chép các sự kiện đặc biệt, đáng nhớ được xuất bản năm 1609 (ấn bản đầu tiên ra đời bằng tiếng Đức năm 1605 tại Strasbourg - nước Pháp ngày nay). Và 2 tờ báo đầu tiên của Việt Nam, tờ Gia Định Báo, tờ báo tiếng Việt đầu tiên, và Báo Thanh Niên, tờ báo mở đầu cho báo chí Cách mạng Việt Nam.
Từ 1925 đến 1945 là 20 năm đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam, trong đó có lịch sử báo chí. Báo chí cách mạng những năm này hoạt động rất tích cực, linh hoạt với nhiều hình thức xuất bản bí mật, công khai hay nửa bí mật nửa công khai. Khi cần công khai sẽ công khai, khi cần bí mật sẽ chuyển vào bí mật. Một số tờ báo tiêu biểu được in ấn, xuất bản trong giai đoạn này như Báo Tranh Đấu, Dân chúng, Tin Tức, Nhành Lúa, Cờ Giải phóng, Quân Giải Phóng, Lao Động, Cờ Vô Sản…  Và đây là tờ Dân Chúng - tờ báo cách mạng xuất bản công khai tại Sài Gòn, có số lượng độc giả lớn nhất ở Đông Dương lúc bấy giờ… Từ khi dòng báo chí cách mạng hình thành và lan rộng thì báo chí Việt Nam đã có sự phát triển mới, trên các mặt báo, tiếng nói đấu tranh mạnh mẽ hơn, ngôn ngữ nhuần nhị hơn, nghiệp vụ cũng có nhiều tiến bộ, làm báo đã thực sự trở thành là một nghề ở Việt Nam. Cũng trong giai đoạn này, đã có nhiều nhà yêu nước, lãnh tụ cách mạng hoạt động báo chí và sử dụng báo chí như một vũ khí sắc bén, hiệu quả. Họ chính là những cây bút xuất sắc như Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Trần Phú, Hà Huy Tập, Trần Huy Liệu, Phan Đăng Lưu... và là tác giả của nhiều bài viết vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay. Những đóng góp to lớn của những nhà báo- chiến sĩ cách mạng tiền bối đó đã góp phần đưa đến thắng lợi vĩ đại của cách mạng Tháng Tám 1945.
Báo chí Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945 không chỉ phản ánh chân thực lịch sử yêu nước và đấu tranh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng mà còn có những đóng góp quan trọng “dùng cán bút làm đòn xoay chế độ” như câu thơ của nhà báo Sóng Hồng (tức Trường Chinh) vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiến tới lật đổ thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân, làm thay đổi vận mệnh dân tộc, trong đó có báo chí. 
Giai đoạn 1945-1954, với 9 năm kháng chiến trường kỳ, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước tiến khá dài về chất và lượng, không chỉ góp phần đấu tranh, phục vụ kháng chiến mà còn được chú trọng, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, được quan tâm về nội dung và trình bày, tin bài, ảnh trên các mặt báo phong phú hơn, hình thức thể hiện đa dạng, thêm nhiều các chuyên mục, nhiều thể loại... Đây là giai đoạn báo chí cách mạng Việt Nam bước đầu có sự chuyên nghiệp hóa với định hướng rõ rệt của hệ thống chính trị và tổ chức Hội.
Không gian trưng bày báo chí Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975, là giai đoạn Việt Nam bước vào một cuộc đấu tranh mới trước cuộc chiến mới của đế quốc Mỹ. Khi đó, đất nước bị chia cắt, miền Bắc làm nhiệm vụ là hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Không gian trưng bày vì thế được bố trí được bố trí tập trung vào 3 nội dung chính như: Báo chí miền Bắc - Hậu phương lớn; Báo chí tiền tuyến và Báo chí đối ngoại;Báo chí các vùng đô thị Miền Nam. Giai đoạn này với 21 năm làm báo, nhiều bối cảnh khác nhau, từ Sắc luật báo chí đầu tiên, đến tòa soạn báo dưới hầm; từ chiếc loa bên bờ sông Bến Hải, đến chương trình truyền hình đầu tiên với chiếc may quay tự lắp mang tên Ngựa Trời ở Hà Nội; cùng những câu chuyện về làm báo trong rừng, làm báo trên bàn đàm phán ngoại giao. Đây là giai đoạn huy hoàng, với nhiều nỗ lực vượt bậc, nhiều chiến công rực rỡ, nhưng cũng nhiều mất mát, hy sinh của những người làm báo trên cả nước.
Giai đoạn Báo chí Việt Nam từ 1975 đến nay, bao gồm các phần trưng bày: Một số hình ảnh về sự kiện 30.4 & 1.5; Báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước; 04 cơ quan báo chí lớn và Hội Nhà báo Việt Nam; Khu khám phá trải nghiệm về các loại hình báo chí; Khu chiếu phim và trưng bày chuyên đề và Khu Tưởng niệm các nhà báo đã hy sinh trong khi tác nghiệp qua các thời kỳ.
ngai tham bao tang bao chi
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh và Bắc Ailen tại Việt Nam, Ngài Gareth Ward tới tham quan Bảo tàng Báo chí Việt Nam
Bảo tàng Báo chí Việt Nam sau 33 tháng ra đời đã hoàn thành nhiệm vụ thiết kế, thi công và tổ chức trưng bày, mở cửa đón khách tham quan từ tháng 6.2020, được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng hoạt động, hiện lưu giữ bảo quản 30.000 hiện vật, tài liệu quý. Ngày 14/01/2021, Bảo tàng đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ ký tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản báo chí cách mạng Việt Nam. 
Để tiếp nhận hiện vật, từng bước hoàn thiện, những người làm công tác Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tích cực đến mọi miền Tổ quốc và luôn nhận được sự tiếp đón nồng hậu, tấm lòng của người làm báo. Hiện tại, nhiều hiện vật, tư liệu quý đã được tập hợp, nghiên cứu và hoàn thiện hồ sơ để phục vụ kế hoạch trưng bày. Nơi đây đang và sẽ là địa chỉ nghiên cứu tài liệu, lưu trữ tài liệu, hình ảnh, hiện vật có giá trị cho báo chí, là niềm tự hào của giới báo chí nước nhà.
 

Tác giả bài viết: Việt Hoa – Chí Vũ

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập109
  • Hôm nay2,885
  • Tháng hiện tại515,829
  • Tổng lượt truy cập27,375,453

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:182 | lượt tải:59

Mau ĐXKNHV - HNB

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:406 | lượt tải:141

Mau ĐNCTHV

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:414 | lượt tải:150

144/QĐ-HNB

QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên

Lượt xem:46 | lượt tải:14

136/QĐ-HNB

công khai dự toán ngân sách 2024

Lượt xem:45 | lượt tải:16

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây