Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Trần Đức Thắng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương chúc mừng những kết quả ấn tượng về phát triển kinh tế - xã hội trong nửa nhiệm kỳ qua của Thái Nguyên. Đồng chí cho rằng, đây là tiền đề để Thái Nguyên phát triển vượt bậc trong thời gian tới. Trong điều kiện khó khăn chung, nhưng 2 tỉnh Thái Nguyên và Hải Dương đều có sự phát triển ổn định. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương mong muốn 2 tỉnh sẽ tiếp tục có mối quan hệ gắn kết hơn nữa để cùng phát triển. Những kinh nghiệm của Thái Nguyên được chia sẻ tại Hội nghị sẽ là thông tin quan trọng, hữu ích để Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương nghiên cứu, vận dụng vào thực tế.
Kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương, nhiệm kỳ 2020 - 2025:
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng bình quân 8,58%/năm. Tổng thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 - 2023 ước đạt 59.872 tỷ đồng (tăng bình quân 3,4%/năm). Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo thực hiện khâu đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó quan tâm đầu tư phát triển giao thông kết nối liên tỉnh, liên vùng; quy hoạch và bố trí kế hoạch vốn; huy động xã hội hóa để đầu tư mở rộng, nâng cấp một số tuyến đường quan trọng; chỉ đạo đẩy mạnh phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp. Ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ thông tin trong các lĩnh vực bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực, rõ nét, được doanh nghiệp và người dân hưởng ứng, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, một số ứng dụng hoạt động hiệu quả. Năm 2020, 2021, xếp hạng chỉ số về chuyển đổi số của tỉnh đứng thứ 14 trên 63 tỉnh, thành phố...
Kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, nhiệm kỳ 2020 - 2025:
Tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn ở mức khá, đều đạt cao hơn bình quân chung cả nước; giá trị xuất khẩu năm 2022 đạt trên 31 tỷ USD; giữ vững vị trí cao thứ 4 cả nước; thu ngân sách năm 2022 đạt trên 19.100 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay, vượt 30% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Về thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài đạt nhiều kết quả tích cực, đến nay trên địa bàn tỉnh có 191 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 10,5 tỷ USD. Năm 2022, Thái Nguyên đứng vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); năm 2021, năm 2022 đều đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố về chuyển đổi số (tăng 4 bậc so với năm 2020). Thái Nguyên là tỉnh thứ 5 trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh...
Thái Nguyên và Hải Dương đều nằm trong vùng quy hoạch Thủ đô Hà Nội, có nhiều nét tương đồng về tiềm năng và phát triển. Trong những năm qua, sự hợp tác toàn diện đã giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự gắn kết giữa 2 tỉnh. Tại Hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng Sổ tay đảng viên điện tử, phát triển Đảng trong khối doanh nghiệp, trường học; việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới; kết nối trong các hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài; phát triển các khu, cụm công nghiệp; hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong công tác chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột, trong đó quan tâm thúc đẩy cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Sau khi làm việc, Đoàn đã khảo sát thực tế về công tác quản lý, vận hành và phát triển du lịch tại Di tích lịch sử cấp quốc gia Đền Quan lớn Tuần Tranh và Di tích lịch sử cấp quốc gia Đền thờ Khúc Thừa Dụ trên địa bàn huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Nguồn tin: thainguyen.gov.vn:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thông tư 12/2024/TT-BTTTT
Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam
Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới
QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên
công khai dự toán ngân sách 2024