Đấu tranh đòi bình đẳng của người Mỹ da màu: Chỉ có bắt đầu mà không kết thúc

Thứ hai - 13/07/2020 10:16   Đã xem: 5255   Phản hồi: 0

Trong suốt chiều dài lịch sử Mỹ, sự tiến lên bình đẳng mà người Mỹ da màu rất vất vả mới có thể giành được, và luôn được theo sau bởi một phản ứng phân biệt chủng tộc dữ dội. Vòng tròn đi lên và thụt lùi lại này đã bắt đầu ngay khi chế độ nô lệ kết thúc.

20200613 fnd000 0 1459

Cái chết của George Floyd trong tay các cảnh sát Minneapolis đã khiến sự chú ý trên toàn thế giới đổ dồn vào những bất bình đẳng chủng tộc cố hữu và dễ thấy tại Mỹ.
Thu nhập của các hộ gia đình da màu trung bình ít hơn các hộ da trắng 60%. Một người da trắng trung bình có lợi nhuận ròng gấp mười lần một người da màu điển hình – một khoảng cách chưa từng xê dịch kể từ năm 1990.

Sự bất công bắt nguồn từ chiếm hữu nô lệ

Theo một nhóm học giả tiết lộ, bất công này vẫn đang kéo dài bởi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử.

Khi cuộc nội chiến đi đến hồi kết, nhiều thành viên đảng Cộng hòa phía Bắc đã mường tượng ra cảnh tái thiết tại miền Nam, điều này đã đưa người Mỹ da màu ở phía Nam lên vị trí ngang hàng với những người Mỹ khác.

Đại hội năm 1867 đã yêu cầu các bang ở miền Nam phải hình thành các chính phủ mới, và quân đội liên bang đương nhiệm đã bảo vệ quyền bầu cử cho những nô lệ (là đàn ông) vừa được trả tự do, đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể số quan chức được đắc cử là người da màu. Kết quả này đã tạo ra một khác biệt lớn đối với cuộc sống của người Mỹ da màu.

Nghiên cứu của Trevon Logan của Đại học bang Ohio cho thấy, mỗi chính trị gia da màu mới sẽ nâng doanh thu thuế trên đầu người ở một bang lên 20 cent, số tiền này thường sẽ dùng cho giáo dục hoặc phân phối lại đất.

Các quan chức da màu đã đem đến những lợi ích thật sự cho các cử tri. Ở những nơi có càng nhiều quan chức là người da màu, việc cho thuê đất trở nên phổ biến hơn chế độ địa chủ bóc lột, và tỷ lệ biết chữ ở người da màu cũng cao hơn.

Tuy nhiên, việc tái thiết đã tỏ ra không triệt để và trường tồn như hầu hết những người hết mình ủng hộ nó mong đợi. Sự phản kháng bởi những người miền Nam da trắng, thường là bằng bạo lực, đã làm xói mòn cam kết cải cách của miền Bắc.

Sự can thiệp của quân đội ở miền Nam đã kết thúc vào năm 1977, và những hạn chế về quyền lợi người da màu cũng nhanh chóng kết thúc theo.

Suresh Naidu của Đại học Columbia nhận thấy rằng việc áp dụng thuế khoán và các bài kiểm tra đọc viết là nhằm làm giảm số người da màu tham gia bầu cử, và chuyển phiếu bầu sang cho Đảng Dân chủ - khi đó là đảng của tư tưởng người da trắng thượng đẳng ở miền Nam.

Việc xóa bỏ quyền lực chính trị của người da màu kéo theo việc ít tái phân phối và đầu tư vào giáo dục cho họ hơn.

Sử dụng dữ liệu từ các điều tra thống kê của năm 1870 và 1880, ông Naidu ước tính rằng sự di cư của người lao động da màu, bắt nguồn từ sự tước quyền công dân, mà hệ quả là những thay đổi trong nền kinh tế khu vực, cho thấy việc mất quyền bầu cử có thể làm giảm thu nhập của mỗi người da màu tới 19%.

Người da trắng ở miền Nam còn giới hạn những tiềm năng kinh tế sau chiến tranh của người da màu bằng cách khác.

Lisa Cook của Đại học bang Michigan đã nghiên cứu ảnh hưởng của bùng nổ về bạo lực phân biệt chủng tộc, như các cuộc bạo loạn và các cuộc hành hình kiểu linsơ (tức không đưa ra xét xử trước pháp luật), từ năm 1870 đến năm 1940.

Bà kết luận rằng sự khoan hồng của nhà nước với kiểu bạo lực đó đã dẫn đến một sự sụt giảm đáng kể năng suất kinh tế của người Mỹ da màu – quan trọng hơn nữa là bao gồm các hoạt động phát minh.

Các cuộc bạo động bạo lực đã khiến số lượng bằng sáng chế được đệ trình bởi các nhà phát minh da màu giảm 1% mỗi năm, hậu quả là có 1.100 bằng sáng chế không tìm thấy chủ: một cú giáng cho cả năng suất và địa vị kinh tế của người lao động da màu.

Vòng tròn đi lên và thụt lùi cứ thế tiếp tục
Trong suốt thế kỷ 20, một cuộc Đại Di cư đã xuất hiện, với hàng triệu gia đình người da màu chuyển từ miền Nam lên các thành phố phía Bắc.

Động thái này đã bắt đầu nghiêm túc trong suốt Thế chiến thứ nhất, khi nhu cầu lao động từ các xưởng sản xuất phía Bắc tăng vọt và dòng chảy nhập cư từ châu Âu bị gián đoạn.

Các ông chủ bắt đầu tuyển người ở miền Nam. Một số công nhân da màu đã theo chân các thành viên trong gia đình lên miền Bắc.

 
112839643 gettyimages 2674125 065404
Martin Luther King đã lãnh đạo biểu tình đòi hỏi sự bình đẳng về kinh tế và dân sự năm 1963. Ảnh: Getty

Khi phân tích giai đoạn từ 1910-1930, William Collins của Đại học Vanderbilt và Marianne Wanamaker của Đại học Tennessee ước tính rằng, kết quả là thu nhập thực tế của người da màu từ 44% thu nhập của người da trắng tăng lên 47%.

Tới năm 1930, giá cổ phiếu cao hơn 5% so với dự tính. Tuy nhiên, tương lai đầy hứa hẹn của việc di cư đã bị đập tan bởi thái độ thù địch của cư dân da trắng đối với những người mới đến.

Cuộc Đại Di cư đã thúc đẩy các chính sách phân biệt đối xử và những làn sóng bạo lực phân biệt chủng tộc ở các thành phố miền Bắc. Nó cũng dẫn đến sự di cư của các hộ dân da trắng.

Allison Shertzer và Randall Walsh của Đại học Pittsburg ước tính rằng, cứ mỗi người da màu mới đến một khu phố miền Bắc sẽ kéo theo sự rời đi của 1,9 cư dân da trắng vào những năm 1910, và 3,4 vào những năm 1920.

Họ cho rằng, khoảng một nửa sự gia tăng thái độ phân biệt ở các thành phố miền Bắc trong những năm 1920 có thể được giải thích bằng cuộc di cư da trắng này.

Leah Boustan của Đại học Princeton phát hiện ra xu hướng này vẫn tiếp tục sau Thế chiến thứ hai.

Cô cho biết, từ năm 1940 đến năm 1970, sau khi hạn chế các tác nhân khác, thì có 2,7 cư dân da trắng rời khỏi các trung tâm thành phố miền Bắc mỗi khi có một người da màu tới.

Vượt qua quá khứ ảm đạm, phản ứng đối với việc di cư của người da màu là khởi đầu cho nhiều bất công vẫn còn đang kéo dài cho đến ngày nay. Khi các hộ dân da trắng rời đi, nguồn thuế của thành phố bị rút ngắn lại, và đầu tư công cũng thế.

Những làn sóng bạo động đô thị trong những năm 1960 – một động thái phần nào đáp trả lại sự phân biệt đối xử, và sự bỏ bê đối với các thành phố mà có ngày càng nhiều người da màu – càng làm suy yếu thêm nền kinh tế của các trung tâm thành phố, và dẫn đến sự gia tăng chi tiêu vào lực lượng cảnh sát.

Vào năm 1940, trẻ em da màu lớn lên ở miền Bắc đã làm việc tốt hơn rất nhiều so với trẻ em ở miền Nam, Ellora Derenoncourt của Đại học Princeton cho hay.

Lợi thế này ngày nay đã biến mất. Và bà cho rằng, một phần tư khoảng cách trong dịch chuyển thu nhập liên thế hệ giữa người da màu và người da trắng ở các thành phố miền Bắc có thể được giải thích là do phản ứng của người da trắng trước sự di cư của người da màu.

Ngày càng có nhiều tài liệu gắn liền những cách biệt chủng tộc đang âm ỉ trong thu nhập, việc làm và tiền của với các cộng đồng bị phân biệt, sự bạo lực phân biệt chủng tộc và sự đầu tư bất công, vốn từ xưa đã là một đặc trưng của xã hội Mỹ.

Không may là, quá khứ còn chưa phải là quá khứ.

Các cộng đồng người da màu vẫn phải đối mặt với những khó khăn khi bỏ phiếu kín, với sự đối xử phân biệt từ cảnh sát, và nguồn tiếp cận các hàng hóa công cộng chất lượng cao không công bằng, như giáo dục chẳng hạn.

Để tạo ra tiến triển thật sự để vươn tới công bằng ở Mỹ, không chỉ có hành vi của cảnh sát cần phải thay đổi. Vòng tròn bất công và kết cục nghèo nàn cần phải bị phá vỡ, và hàng thập kỷ bị tổn hại cần phải được bù đắp.

Tác giả bài viết: HG (tổng hợp)

Nguồn tin: congluan.vn

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập134
  • Hôm nay20,433
  • Tháng hiện tại588,537
  • Tổng lượt truy cập27,448,161

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:194 | lượt tải:62

Mau ĐXKNHV - HNB

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:419 | lượt tải:143

Mau ĐNCTHV

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:420 | lượt tải:151

144/QĐ-HNB

QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên

Lượt xem:53 | lượt tải:15

136/QĐ-HNB

công khai dự toán ngân sách 2024

Lượt xem:52 | lượt tải:17

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây