Trong khi đó, lưu lượng truy cập tin tức báo chí từ X/Twitter cũng giảm 27% do chủ sở hữu Elon Musk thực hiện những thay đổi đáng kể đối với nền tảng truyền thông xã hội này, bao gồm xóa tiêu đề khỏi các liên kết đã đăng và được cho là đã hạn chế quyền truy cập vào các hãng tin lớn như Reuters và New York Times. Ngoài ra, lưu lượng truy cập tin tức từ Instagram do Meta sở hữu cũng đã giảm 10%
X/Twitter và Facebook gần như đã ngừng hỗ trợ hoàn toàn tin tức báo chí. Ảnh: GI
77% muốn đầu tư vào giải pháp tiếp cận trực tiếp độc giả Nghiên cứu của Viện Reuters, có tên Xu hướng và Dự đoán Báo chí, Truyền thông và Công nghệ năm 2024, đã khảo sát hơn 300 nhà lãnh đạo xuất bản tin tức kỹ thuật số từ hơn 50 quốc gia, nhận thấy rằng gần 2/3 (63%) cho biết họ lo ngại về sự sụt giảm mạnh về lượng giới thiệu tin bài trên các nền tảng MXH.
Trước tình hình đó, các tổ chức tin tức đang tìm kiếm những giải pháp tiếp cận độc giả mới và giải pháp đối phó với khó khăn về kinh tế. Cụ thể, 3/4 (77%) số người được hỏi cam kết đầu tư nhiều hơn vào các giải pháp tiếp cận trực tiếp độc giả. Ngoài ra, 1/5 (22%) số người được hỏi cho biết phải sử dụng các biện pháp cắt giảm chi phí do lưu lượng truy cập từ MXH giảm.
Các nhà xuất bản cũng đang cân nhắc việc tăng cường sử dụng các MXH thay thế. Nhiều tổ chức cho biết họ sẽ nỗ lực nhiều hơn trong việc sử dụng WhatsApp và Instagram (cũng của Meta), cũng như TikTok, Google và YouTube. LinkedIn, vốn đã được hưởng lợi từ sự sụt giảm quảng cáo của X, cũng sẽ nhận được nhiều sự chú ý hơn.
Thang điểm cho thấy các trang mạng xã hội nào đang ưu tiên tin tức hiện nay. Ảnh đồ họa: Reuters Institute
Theo nghiên cứu, những MXH kể trên có khả năng kết nối với tin tức tốt hơn so với Facebook hoặc X, hai nền tảng từng là kênh phân phối chủ lực của báo chí số trong giai đoạn đầu kỷ nguyên mạng xã hội. Và theo cuộc khảo sát, các nhà xuất bản tin tức hiện đã “từ bỏ khá nhiều” Facebook và X.
Phần lớn các tổ chức tin tức báo chí cũng cho biết họ sẽ tạo thêm nội dung video, bản tin và podcast vào năm 2024, nhưng nhìn chung số lượng bài viết vẫn giữ nguyên khi họ chỉ tìm cách thu hút độc giả mới thông qua các giải pháp và định dạng khác.
Một số hãng tin báo chí, chẳng hạn như Reach, đã công khai đổ lỗi cho Facebook về việc khiến lượt xem trang giảm nghiêm trọng (giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái), dẫn đến khó khăn về tài chính.
Quyết định loại bỏ mức độ ưu tiên tin tức của Facebook được đưa ra sau khi MXH phải chịu sức ép kiểm duyệt nội dung và sự lan truyền thông tin sai lệch được báo cáo trên nền tảng này.
Thay vì giải quyết vấn đề và hợp tác, Facebook đã quyết định “đoạn tuyệt” với báo chí, khi gần như dừng hoàn toàn sự hỗ trợ dành cho tin tức, mặc dù thực tế là nhiều người dùng vẫn có thói quen và nhu cầu xem tin tức báo chí trên MXH số một thế giới này.
Đó là bằng chứng cho thấy mối nguy về việc các nền tảng công nghệ nắm vị thế độc quyền hoặc thống trị trên không gian mạng, dù rằng Meta, công ty mẹ của Facebook, vẫn còn 2 nền tảng cởi mở hơn đôi chút với tin tức báo chí là WhatsApp và Instagram.
Nhiều chuyên gia cho rằng các tổ chức tin tức cũng nên phải tự trách mình khi đã phụ thuộc quá nhiều vào việc phân phối tin tức thông qua các nền tảng MXH như Facebook và Twitter trước đây. Bởi vậy, báo chí được cho rằng cần phải tự tạo ra sức cạnh tranh tốt hơn với các nền tảng công nghệ, bằng việc cải thiện chất lượng và đa dạng hình thức đưa tin, trong đó xu thế tin tức chuyển sang podcast và video dạng ngắn đang nổi lên.
“Tôi không tán thành cách tiếp cận dựa lưng kiểu: Chà, bạn đã đến và phá vỡ mô hình kinh doanh của chúng tôi và do đó bạn cần giúp đỡ chúng tôi”, Ramin Beheshti, CEO của hãng tin tức xã hội đầu tiên The News Movement, cho biết.
“Tôi nghĩ ngành tin tức cần phải làm nhiều hơn nữa để đổi mới và tìm cách kết nối với độc giả và tạo ra doanh thu - điều mà họ thực ra đã và đang làm. Và tôi nghĩ trách nhiệm thuộc về cả hai phía”.
Nguồn tin: congluan.vn::
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam
Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới
Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông
Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam
mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam