Nước đổ xuống từ một bức tường băng với những vệt mây màu xám trên đầu tạo nên một hình ảnh tuyệt đẹp, nhưng nó lại cho thấy tốc độ tan chảy của các sông băng trên Trái đất đang tăng đột ngột do biến đổi khí hậu.
Nhiếp ảnh gia người Canada Paul Nicklen đã chụp bức ảnh này ở Svalbard, Na Uy, vào một mùa hè ấm bất thường tháng 8/2014 với nhiệt độ dao động trên 21 độ C.
Một con gấu Bắc Cực hốc hác đang loạng choạng tìm kiếm thức ăn. Ảnh: Cristina Mittermeier
Bức ảnh được chụp vào tháng 8/2017 bởi Cristina Mittermeier, cho thấy một con gấu bắc cực gầy còm đang đi kiếm ăn. Sau khi được đăng lên kênh National Geographic, bức ảnh và video kèm theo đã được các tổ chức tin tức toàn thế giới chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, châm ngòi cho một cuộc thảo luận toàn cầu về biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu tác động mạnh đến môi trường sống của loài gấu trắng Bắc Cực, đẩy loài động vật ăn thịt này vào nguy cơ tuyệt chủng.
Hai bức ảnh trước và sau này được chụp tương ứng vào năm 2007 và 2022, cho thấy một phần của dòng sông băng Sólheimajökull ở Iceland đã tan chảy, khiến sông băng bị rút ngắn đi. Trong hai thập kỷ qua, tốc độ tan chảy của sông băng ước tính đã tăng gấp đôi do sự nóng lên toàn cầu.
Bằng cách sử dụng mạng lưới các máy quay tua nhanh thời gian, Khảo sát Cực độ về Băng của nhiếp ảnh gia James Balog đã chứng minh các dòng sông băng đang dần biến mất theo thời gian bởi sự nóng lên toàn cầu.
Bức ảnh được đặt tên “Ngôi nhà của gấu” bởi tác giả Dmitry Kokh cho thấy những chú gấu Bắc Cực lang thang trong một khu định cư thời Liên Xô cũ bị bỏ hoang trên đảo Kolyuchin.
Bức ảnh đặt ra vấn đề ngày càng nghiêm trọng của gấu Bắc Cực: chúng không còn băng để săn mồi, vì vậy xâm phạm không gian của con người và chạm trán với người dân địa phương, dẫn đến hậu quả cho cả hai bên.
Với việc Bắc Cực hiện nóng lên nhanh hơn gần 4 lần so với phần còn lại của địa cầu, các lớp băng tan chảy khiến gấu Bắc Cực dần mất đi môi trường sống phù hợp. Đây là một trong những bức ảnh đoạt giải Nhiếp ảnh gia về động vật hoang dã năm 2022.
Đây là một trong loạt ảnh “The Day May Break” của nhiếp ảnh gia Nick Brandt, khắc họa sự ảnh hưởng của tàn phá môi trường đến con người và động vật. Bức ảnh chụp Alice, Stanley cùng đứa con của họ đang trên đường di dời do lũ lụt đã phá hủy căn nhà của cả gia đình ở Kenya năm 2017. Họ được chụp ảnh tại Khu bảo tồn Ol Pejeta cùng với Najin - một trong hai con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng trên thế giới.
Cả động vật và con người được khắc họa trong một khung hình cho thấy số phận của cả hai gắn bó sâu sắc với nhau. Con người phải di dời do hạn hán hay lũ lụt, còn động vật là nạn nhân của sự hủy hoại môi trường sống hoặc nạn buôn bán động vật hoang dã.
Những tác động của biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tấn công cả động vật lẫn con người. Một khi còn tồn tại trên Trái đất, tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu theo những cách tàn khốc riêng.
Con cá voi đầu cong trong bức ảnh này có thể sống đến hơn 200 tuổi. Cá voi đại diện cho một trong những đồng minh lớn nhất của Trái đất trong quá trình khử cacbon. Bởi cơ thể cá voi không chỉ là kho dự trữ carbon khổng lồ, mà phân của chúng còn cung cấp nhiên liệu cho thực vật phù du hấp thụ carbon dioxide từ khí quyển.
Bằng cách thể hiện vẻ đẹp của hành tinh, hai nhiếp ảnh gia tin rằng những bức ảnh có thể cho mọi người thấy rằng vấn đề biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường là rất đáng để đấu tranh.
Nhiếp ảnh gia Nicklen nói: “Chúng tôi đang cố gắng leo lên ngọn núi cao nhất và hét lên từ đỉnh núi rằng hành tinh này đang chết dần và chúng ta đang gặp nguy hiểm”. Còn người đồng nghiệp Mittermeier thì nhận xét. “Tuy nhiên, cảm xúc sợ hãi lớn hơn hy vọng. Và hành động là cách duy nhất bạn có thể làm để cảm thấy hy vọng”.
Nguồn tin: congluan.vn:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thông tư 12/2024/TT-BTTTT
Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam
Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới
QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên
công khai dự toán ngân sách 2024