Những Lễ hội xuân Thái Nguyên

Thứ bảy - 05/02/2022 10:12   Đã xem: 1768   Phản hồi: 0

Thái Nguyên không chỉ là vùng đất của di tích, danh thắng mà còn là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa đặc sắc của nhiều dân tộc anh em. Vào mỗi dịp xuân mới, nhân dân khắp nơi nô nức đổ về dự những lễ hội xuân để cầu chúc một năm mới an vui, thịnh vượng.

Lễ hội Xuống Đồng, huyện Phổ Yên: Ngày mùng 3 Tết 
Đã thành truyền thống, sáng mùng 3 Tết khai hội tại xã Trung Thành, thị xã Phổ Yên. Tại lễ hội có màn lễ tôn vinh nghề nông, nông dân và các hoạt động thi cày, bừa bằng trâu, bò, thi cấy tay,… Nhiều nông sản đặc trưng, mang tính hàng hóa được sản xuất với tiêu chuẩn hữu cơ, nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ của địa phương được giới thiệu, quảng bá tại lễ hội.

Lễ hội Đình - Đền - Chùa Cầu Muối, huyện Phú Bình: Khai hội ngày mùng 4 Tết
cầu muối 01

Cụm di tích đình - đền - chùa Cầu Muối nằm trên địa bàn xóm Cầu Muối, xã Tân Thành, huyện Phú Bình được xây dựng từ năm 1719 vào thời hậu Lê, đời vua Lê Dụ Tông. Cụm di tích gồm: đình Cầu Muối thờ Cao Sơn Quý Minh Đại Vương (tức Phò mã Dương Tự Minh), người đã có công giúp vua Lý chống giặc Tống; chùa Cầu Muối thờ Phật; đền Thượng thờ mẫu Thượng Ngàn và đền Công Đồng thờ Mẫu Liễu Hạnh. Năm 2005, cụm di tích được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Lễ hội Núi Văn - Núi Võ, huyện Đại Từ: Khai hội ngày mùng 4 Tết
Lễ hội được tổ chức tại đền thờ Lưu Nhân Chú ở xã Văn Yên, huyện Đại Từ. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công đức vị tướng tài ba Lưu Nhân Chú - một trong 18 người cùng với Lê Lợi lập ra Hội thề Lũng Nhai (năm 1416) và là một trong những vị công thần khai quốc của triều đại hậu Lê vào cuối thế kỷ thứ 15. Ngoài phần lễ, Lễ hội Núi Văn-Núi Võ còn có phần hội với nhiều hoạt động phong phú như văn nghệ, chơi bóng chuyền, cờ tướng và các trò chơi dân gian... Hiện quần thể di tích Núi Văn-Núi Võ đã được xếp hạng Di tích Quốc gia và đã được đầu tư để xây dựng các công trình như Đền thờ Tướng quân Lưu Nhân Chú, nhà tưởng niệm, khuôn viên cây xanh, trạm nghỉ cho khách thập phương... 

Lễ hội Đền Đuổm, huyện Phú Lương: Khai hội ngày mùng 6 Tết
 
IMG 1027

Đền Đuổm tọa lạc tại chân núi Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương. Đây là một quần thể gồm các đền thờ danh tướng Dương Tự Minh, do người dân dựng lên trên ngọn núi đá tự thiên. Từ đây, du khách có thể di chuyển đến các điểm du lịch khác nổi tiếng của Thái Nguyên như hồ Núi Cốc, ATK Định Hoá... Năm 2017, Lễ hội Đền Đuổm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thu hút nhiều người dân trong tỉnh và du khách thập phương tham gia.
Phần lễ được bắt đầu bằng lễ dâng hương với các loại bánh dày, bánh khảo, bánh mật, bánh bỏng, xôi, thịt gà, thịt lợn… Phần hội gồm nhiều trò chơi mang đậm bản sắc văn hoá dân gian: Ném còn, đánh đu, kéo co, cờ người,… Ngoài ra, còn có các hoạt động giao lưu văn nghệ thể thao giữa các xã trong vùng, tạo ra một không gian văn hoá vui tươi lành mạnh trong những ngày đầu xuân mới.

Lễ hội Lồng Tồng: Khai hội ngày mùng 9 Tết
Hội lồng tồng 1
Lễ hội Lồng Tồng (Hội xuống đồng) là lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh Việt Bắc nói chung. Lễ hội thường được tổ chức vào những ngày đầu xuân mới hằng năm ở những đám ruộng to nhất, đẹp nhất do dân bản chọn nhằm cầu mong cho mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hoá là Di sản văn hóa Phi vật thể Quốc gia, được tổ chức thường niên  tại sân lễ hội Đèo De, xã Phú Đình, huyện Định Hoá. Các hoạt động chính gồm: Lễ cầu mùa của dân tộc Tày, dân tộc Sán Chay; lễ cầu phúc của dân tộc Dao, lễ xuống đồng. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian như tung còn, múa lân, bịt mắt bắt dê, đi cầu thăng bằng…Ðặc biệt, đêm về, nam nữ thanh niên thi hát lượn đối đáp rất hấp dẫn.

Lễ hội “Chè xuân Tân Cương”, Lễ hội Chè Đại Từ:
lễ hội chè Đại Từ 1

Tổ chức vào dịp đầu xuân nhằm tôn vinh nghề chè, tạo mối giao lưu giữa những người trồng, sản xuất, chế biến chè. Đồng thời quảng bá hình ảnh cây chè và các sản phẩm chè Tân Cương, Đại Từ nói riêng, chè thái Nguyên nói chung với bạn bè, du khách trong nước và quốc tế; giao lưu văn hóa chè giữa các vùng miền và những người sản xuất, chế biến sản phẩm chè trong và ngoài tỉnh. Lễ hội là sản phẩm văn hóa kết tinh những giá trị truyền thống và hiện đại của nhân dân các dân tộc vùng chè, nơi hội tụ lịch sử và văn hóa, khơi dậy niềm tự hào dân tộc; là sản phẩm du lịch độc đáo, thúc đẩy du lịch Thái Nguyên phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của du lịch cả nước…Tuy là những lễ hội mới được tổ chức tại các vùng chè trong những năm gần đây nhưng Lễ hội chè xuân Tân Cương và Lễ hội Chè Đại Từ đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.

Trong 02 năm vừa qua, do tình hình dịch bệnh COVID-19, UBND tỉnh đã có chỉ đạo dừng mọi hoạt động lễ hội truyền thống lớn trên địa bàn để tập trung bảo đảm an toàn sức khỏe cho nhân dân và chống dịch. 
Phước Bùi

Tác giả bài viết: Ngọc Khuê

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập154
  • Hôm nay30,806
  • Tháng hiện tại96,185
  • Tổng lượt truy cập22,490,188

Hình ảnh nổi bật

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:80 | lượt tải:30

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:80 | lượt tải:27

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:558 | lượt tải:129

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:554 | lượt tải:179

mẫu 1

mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam

Lượt xem:731 | lượt tải:182

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây