Quốc hội hoàn thành phiên chất vấn buổi sáng

Thứ ba - 17/11/2015 09:44   Đã xem: 541   Phản hồi: 0

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 10, sáng 16/11, Quốc hội bắt đầu phiên họp giám sát, chất vấn và trả lời chất vấn.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu khái quát những vấn đề Quốc hội cần tập trung chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, đây là phiên chất vấn cuối cùng của Quốc hội khóa 13, đánh giá lại 9 báo cáo giám sát tối cao, 9 Nghị quyết, trong đó đặt ra các yêu cầu của Quốc hội với cơ quan hành pháp, tư pháp, đánh gía toàn diện tình hình của đất nước, liên quan cả tới hoạt động của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toàn án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao… đánh giá lại việc giám sát của Quốc hội đã thúc đẩy bộ máy hành chính thực hiện các yêu cầu của cử tri như thế nào. Mục đích là nhìn thẳng vào sự thật để giải quyết các vấn đề, thiết thực, đem lại kết quả.
Có hai nhóm vấn đề chính được các đại biểu Quốc hội đặt ra cho hai Bộ trưởng đầu tiên được chất vấn là: Vấn đề trồng bù rừng thay thế của các dự án thủy điện không đạt kế hoạch và vấn đề quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
 
 
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015. Ảnh: Phương Hoa – TTXVN
Về vấn đề trồng bù rừng thay thế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát trả lời đầu tiên, Bộ trưởng nêu rõ, trước đây, chúng ta duyệt các dự án thủy điện trước, khi Quốc hội nhắc nhở, chúng ta mới siết chặt trồng rừng thay thế, nên có sự vênh nhau trong việc yêu cầu trồng rừng thay thế. Hiện chúng tôi đang yêu cầu các DN có trách nhiệm làm theo đúng pháp luật, nếu không thực hiện sẽ bị rút giấy phép hoạt động. 
Hơn 2 năm qua, Chính phủ cũng chỉ đạo sát sao việc này, dự kiến năm 2015 sẽ đạt được mục tiêu trồng rừng thay thế của năm. Còn về kế hoạch trồng thay thế 21.000 ha rừng, kế hoạch trồng rừng thay thế sẽ thay đổi theo từng năm, vì còn lấy rừng làm nhiều công trình, nhưng sẽ thực hiện việc trồng rừng thay thế theo chỉ đạo của Chính phủ và Quốc hội.  Các doanh nghiệp đã thực hiện nghiêm túc trong thời gian qua, đồng thời chúng tôi đã rà soát, gửi diện tích của từng dự án đến Quốc hội.  
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết, trong cuộc họp trực tuyến 12/10 vừa qua, về việc trồng bù rừng thay thế dự án thủy điện. Có 3 phương án đề ra để giải quyết vấn đề này. Thứ nhất, đôn đốc DN hoàn thành tiến độ trồng rừng đã được phê duyệt trồng bù, nếu không hoàn thành sẽ có chế tài. Thứ 2, sẽ tạm cấp giấy phép hoạt động 1 năm, sau khi cấp chỉ tiêu trồng bù sẽ phải thực hiện. Thứ 3, DN không thực hiện trông bù sẽ tạm thời ngưng hoạt động hoặc rút giấy phép.   
Về vấn đề quản lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ trưởng Cao Đức Phát nói, hiện có 4.100 tên thuốc BVTV, 1.700 hoạt chất, số lượng này nhiều quá, bà con, cán bộ gặp nhiều khó khăn trong quản lý, hàm lượng chỉ chênh nhau một chút, tên không phải tiếng Việt nên khó quản lý. Do vậy, chúng tôi chủ trương siết chặt lại, quy định đăng ký 1 tên thuốc cho 1 loại hoạt chất. Bộ sẽ tiếp tục lắng nghe nhưng tinh thần là siết chặt quản lý để bảo vệ người dân, an toàn vệ sinh thực phẩm, đúng thuốc, liều, đúng lúc, đúng cách. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu khái quát những vấn đề Quốc hội cần tập trung chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, đây là phiên chất vấn cuối cùng của Quốc hội khóa 13, đánh giá lại 9 báo cáo giám sát tối cao, 9 Nghị quyết, trong đó đặt ra các yêu cầu của Quốc hội với cơ quan hành pháp, tư pháp, đánh gía toàn diện tình hình của đất nước, liên quan cả tới hoạt động của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toàn án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao… đánh giá lại việc giám sát của Quốc hội đã thúc đẩy bộ máy hành chính thực hiện các yêu cầu của cử tri như thế nào. Mục đích là nhìn thẳng vào sự thật để giải quyết các vấn đề, thiết thực, đem lại kết quả.
Có hai nhóm vấn đề chính được các đại biểu Quốc hội đặt ra cho hai Bộ trưởng đầu tiên được chất vấn là: Vấn đề trồng bù rừng thay thế của các dự án thủy điện không đạt kế hoạch và vấn đề quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015. Ảnh: Phương Hoa – TTXVN
Về vấn đề trồng bù rừng thay thế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát trả lời đầu tiên, Bộ trưởng nêu rõ, trước đây, chúng ta duyệt các dự án thủy điện trước, khi Quốc hội nhắc nhở, chúng ta mới siết chặt trồng rừng thay thế, nên có sự vênh nhau trong việc yêu cầu trồng rừng thay thế. Hiện chúng tôi đang yêu cầu các DN có trách nhiệm làm theo đúng pháp luật, nếu không thực hiện sẽ bị rút giấy phép hoạt động. 
Hơn 2 năm qua, Chính phủ cũng chỉ đạo sát sao việc này, dự kiến năm 2015 sẽ đạt được mục tiêu trồng rừng thay thế của năm. Còn về kế hoạch trồng thay thế 21.000 ha rừng, kế hoạch trồng rừng thay thế sẽ thay đổi theo từng năm, vì còn lấy rừng làm nhiều công trình, nhưng sẽ thực hiện việc trồng rừng thay thế theo chỉ đạo của Chính phủ và Quốc hội.  Các doanh nghiệp đã thực hiện nghiêm túc trong thời gian qua, đồng thời chúng tôi đã rà soát, gửi diện tích của từng dự án đến Quốc hội.  
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết, trong cuộc họp trực tuyến 12/10 vừa qua, về việc trồng bù rừng thay thế dự án thủy điện. Có 3 phương án đề ra để giải quyết vấn đề này. Thứ nhất, đôn đốc DN hoàn thành tiến độ trồng rừng đã được phê duyệt trồng bù, nếu không hoàn thành sẽ có chế tài. Thứ 2, sẽ tạm cấp giấy phép hoạt động 1 năm, sau khi cấp chỉ tiêu trồng bù sẽ phải thực hiện. Thứ 3, DN không thực hiện trông bù sẽ tạm thời ngưng hoạt động hoặc rút giấy phép.   
Về vấn đề quản lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ trưởng Cao Đức Phát nói, hiện có 4.100 tên thuốc BVTV, 1.700 hoạt chất, số lượng này nhiều quá, bà con, cán bộ gặp nhiều khó khăn trong quản lý, hàm lượng chỉ chênh nhau một chút, tên không phải tiếng Việt nên khó quản lý. Do vậy, chúng tôi chủ trương siết chặt lại, quy định đăng ký 1 tên thuốc cho 1 loại hoạt chất. Bộ sẽ tiếp tục lắng nghe nhưng tinh thần là siết chặt quản lý để bảo vệ người dân, an toàn vệ sinh thực phẩm, đúng thuốc, liều, đúng lúc, đúng cách. 
Theo http://baotintuc.vn/
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập204
  • Hôm nay811
  • Tháng hiện tại383,314
  • Tổng lượt truy cập26,665,726

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:125 | lượt tải:52

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:352 | lượt tải:129

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:363 | lượt tải:139

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:829 | lượt tải:190

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:858 | lượt tải:261

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây