Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh khóa XIV: Hỏi - đáp thẳng vào những vấn đề “nóng”

Thứ năm - 20/07/2023 14:44   Đã xem: 315   Phản hồi: 0

Ngày 20/7, Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh khóa XIV tiến hành Phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Tham dự phiên họp có các đồng chí: Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Trịnh Việt Hùng, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh; đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các ban xây dựng Đảng của Tỉnh ủy và lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh.

Đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh điều hành phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 13 HĐND khóa XIV
Mở đầu phiên họp, Tổ Thư ký báo cáo tổng hợp ý kiến quả phiên thảo luận tổ chiều ngày 19/7. Đã có 94 lượt ý kiến đóng góp vào các báo cáo, tở trình sự thảo nghị quyết tại các tổ thảo luận, trong đó có 38 ý kiến trực tiếp, 56 ý kiến gửi bằng văn bản của các đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu khách mời thảo luận về các nội dung được trình tại kỳ họp và các nội dung liên quan khác. Các ý kiến tập trung vào một số nội dung như: Tình hình phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2023; giải pháp tăng thu ngân sách, nhất là nguồn thu tiền sử dụng đất và thuế xuất nhập khẩu; giải pháp thúc đẩy giải ngân nguồn vốn đầu tư công và tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; việc điều hành, phân bổ vốn cho các dự án phải đi liền với việc quản lý, giám sát hiệu quả nguồn vốn; giải pháp để nâng cao năng lực nội tại của các doanh nghiệp trong nước, trong bối cảnh doanh nghiệp khu vực đầu tư nước ngoài đang gặp khó; chế độ chính sách cho một số đối tượng đặc thù, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng khu vực dịch vụ, du lịch; điều chỉnh bổ sung thêm 04 giải báo chí cấp quốc gia, nâng mức khen thưởng cấp quốc gia lĩnh vực VHNT…
Trên cơ sở ý kiến thảo luận tại Tổ của các đại biểu và báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành đã có những giải trình khá cụ thể, đi thẳng vào vấn đề.
Đồng chí Hà Văn Dương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh trả lời chất vấn tại kỳ họp
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư: “Sẽ thực hiện công khai danh sách các nhà thầu vi phạm thời gian lập hồ sơ quyết toán…”
Liên quan đến Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 và Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về việc quyết định thời gian bố trí vốn thực hiện dự án đối với dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương, đồng chí Hà Văn Dương, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo giải trình: 
+ Kết quả tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm đạt 5,17%. Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023 đạt 8,5% thì kết quả tăng trưởng GRDP 6 tháng cuối năm 2023 cần đạt 11,3%. Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,29%; công nghiệp - xây dựng đạt 13,43%; dịch vụ và thuế đạt 8,12%. Để hoàn thành mục tiêu trên cần đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực công nghiệp (ngành công nghiệp chiếm khoảng 52% trong cơ cấu kinh tế). Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng cuối năm 2023 cần đạt 615,3 nghìn tỷ đồng. Trong đó Khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần đạt 569,2 nghìn tỷ đồng.
Để hoàn thành mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp cả năm 2023 đạt 1,02 triệu tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2022 thì kết quả 6 tháng cuối năm phải đạt 615,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2023 đạt 7.658 tỷ đồng, đạt 38,3% dự toán HĐND tỉnh giao. Để hoàn thành dự toán thu ngân sách năm 2023 đạt 20.000 tỷ đồng thì tổng thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng cuối năm cần đạt 12.342 tỷ đồng, trong đó thu nội địa cần đạt khoảng 10.308 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất cần đạt 4.148 tỷ đồng; Thu xuất nhập khẩu cần đạt 2.034 tỷ đồng.
Về giải pháp hoàn thành các mục tiêu, cần thực hiện quyết liệt các giải pháp: 
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các dự án trọng điểm có tính liên kết vùng; phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn được giao năm 2023.
Tiếp tục rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản thu ngân sách, đảm bảo thu đúng, thu đủ, chống thất thu, nợ đọng thuế.
Khẩn trương thực hiện xác định giá đất, cho thuê đất tại các Khu, cụm công nghiệp, trong đó có Khu công nghiệp Sông Công II. Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án khu dân cư, khu đô thị, trong đó tập trung thực hiện xác định giá đất, đấu giá quyền sử dụng đất. Đôn đốc các doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trên địa bàn kịp thời nộp ngân sách nhà nước; phấn đấu hoàn thành dự toán thu tiền sử dụng đất được giao.
Đồng chí Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đã giải trình việc vẫn tiếp tục trình HĐND tỉnh quyết định thời gian bố trí vốn đối với một số công trình dự án đã được HĐND tỉnh kéo dài thời gian bố trí vốn tại Nghị quyết 139/NQ-HĐND. Theo đó, tổng số dự án được quyết định thời gian bố trí vốn là 468 dự án. Số dự án đảm bảo thời gian bố trí vốn là 455 dự án, 13 dự án chưa đảm bảo thời gian bố trí vốn. Nguyên nhân phải kéo dài thời gian bố trí vốn là do chủ đầu tư, nhà thầu chậm hoàn thiện thủ tục, hồ sơ phê duyệt quyết toán theo quy định; vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án; một số dự án cần thiết điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh dự án. Nguyên nhân chậm phê duyệt là do một số chủ đầu tư và nhà thầu chậm lập hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành, việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ quyết toán dự án kéo dài. Một số dự án khi chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành còn thiếu các hồ sơ pháp lý nên chưa đủ cơ sở để thẩm tra, trình phê duyệt quyết toán. 
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thực hiện công khai danh sách các nhà thầu vi phạm thời gian lập hồ sơ quyết toán trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và các phương tiện thông tin đại chúng; không để nhà thầu có vi phạm quy định về thời gian lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được tham gia đấu thầu dự án, gói thầu mới.
Đồng chí Nguyễn Bá Chính, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên trả lời tại phiên chất vấn
Giám đốc Sở Công Thương: 14 cụm công nghiệp đã tạo việc làm cho trên 10.897 người lao động
Phần giải trình của Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Bá Chính nêu rõ:  Các CCN đi vào hoạt động đã thu hút được 60 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, với tổng vốn đăng ký đầu tư của 60 dự án là 8.502 tỷ đồng; đã tạo việc làm cho trên 10.897 người lao động; việc các CCN vào hoạt động đã góp phần trong quan trọng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư sản xuất theo hướng tập trung, tăng tỷ trọng công nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và góp phần đóng góp vào hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết của HĐND tỉnh đã đề ra. Việc phát triển các CCN đã tạo quỹ đất sạch thu hút các Nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động địa phương, tăng thu ngân sách Nhà nước. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá phục vụ tiêu dùng trong nước và tham gia thị trường xuất khẩu.

Giám đốc sở Lao động, Thương binh và xã hội: Đề xuất sửa đổi giảm thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu ở mức tối thiểu từ 20 năm như hiện nay, xuống còn 15 năm, thậm chí là 10 năm…
 Đồng chí Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Giám đốc sở Lao động, Thương binh và xã hội báo cáo: Trong 6 tháng đầu năm số người tham gia bảo hiểm xã hội giảm hơn 5.000 người so với thời điểm cuối năm 2022,  các giải pháp để đạt chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội năm 2023 là 44% như sau:
Xác định nhiệm vụ phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội sẽ gặp khó khăn, trong 6 tháng cuối năm 2023, Sở LĐ-TB&XH tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn từ đó đảm bảo việc làm ổn định và phát triển mở rộng thị trường lao động; đồng thời chỉ đạo UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác lãnh đạo,chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển đối tượng tham gia BHXH. Nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động về lợi ích của BHXH thông qua đẩy mạnh công tác truyền thông, công tác tuyên truyền đến các đơn vị sử dụng lao động, người lao động về các quy định của Luật BHXH, Luật Việc làm với nhiều hình thức đa dạng, dễ tiếp cận như: tuyên truyền trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, cổng thông tin điện tử, trên website. Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện phát huy vai trò nòng cốt chủ động phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Thái Nguyên, các địa phương, đơn vị liên quan triển khai công tác tuyên truyền vận động người lao động tham gia BHXH; vận động nhóm người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc nghỉ chấm dứt hợp đồng lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc đang thực hiện bảo lưu thời gian đóng BHXH tại các địa phương chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm đối với các đơn vị, doanh nghiệp có biểu hiện trốn đóng BHXH, nợ BHXH, đảm bảo chế độ và quyền lợi cho người tham gia BHXH. Tiếp tục đề xuất Chính phủ sớm hoàn thiện dự thảo Luật BHXH, trong đó xem xét sửa đổi theo hướng giảm thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu ở mức tối thiểu từ 20 năm như hiện nay, xuống còn 15 năm, thậm chí là 10 năm; Nghiên cứu bổ sung chế độ đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (hiện nay có 02 chế độ hưu trí và tử tuất) nhằm thu hút người dân tham gia Bảo hiểm xã hội.

Giám đốc Sở Nội vụ: Bổ sung một số đối tượng khen thưởng thuộc lĩnh vực thông tin truyền thông.
Đồng chí Nguyễn Thành Minh, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ báo cáo giải trình việc đề nghị bổ sung một số đối tượng khen thưởng thuộc lĩnh vực thông tin truyền thông. Cụ thể:
Nhằm động viên, khích lệ kịp thời các cơ quan báo chí và những người làm báo tỉnh Thái Nguyên đã luôn bám sát chủ trương, đường lối của Đảng phản ánh sinh động, khách quan về những thành tựu đã đạt được trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của tỉnh. Trên cơ sở ý kiến đề xuất Hội Nhà báo tỉnh, ý kiến tham gia của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các cơ quan đơn vị trên địa bàn, đặc biệt là tiếp thu ý kiến tại Hội nghị phản biện xã hội do Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức, cơ quan tham mưu đã đề xuất các giải thưởng lĩnh vực thông tin và truyền thông thành tại Kỳ họp thứ mười ba của HĐND tỉnh.
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội, ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh về việc bổ sung quy định đối tượng đối với các giải báo chí Quốc gia có quy mô, sức lan tỏa lớn, có sự hưởng ứng tham gia tích cực, đông đảo của các cơ quan báo chí, phóng viên, nhà báo và các tầng lớp Nhân dân, cơ quan tham mưu tiếp thu và đề nghị bổ sung quy định thưởng đối với các tập thể, cá nhân đoạt giải gồm: Giải Báo chí toàn quốc về phòng chống tham nhũng, tiêu cực; giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên hồng); Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại; Giải báo chí Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc.
Theo dự thảo Nghị quyết trình tại Kỳ họp, đối tượng giải thưởng tăng thêm theo từng lĩnh vực so với Nghị quyết số 44/2014/NQ-HĐND ngày 18/5/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh, gồm:
- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Các cuộc thi được quy định tại Nghị định 110/2020/NĐ-CP ngày 15/9/2020 của Chính phủ; cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật quốc gia, quốc tế; cuộc thi kỹ năng nghề Thế giới, thi kỹ năng nghề Châu Á, thi kỹ năng nghề Đông Nam Á.
- Lĩnh vực văn học - nghệ thuật: Các cuộc thi quốc gia, quốc tế do Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và các Hội văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương là thành viên của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội đồng Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật trung ương tổ chức.
- Lĩnh vực thông tin - truyền thông: Giải Búa liềm vàng; Giải Báo chí toàn quốc về phòng chống tham nhũng, tiêu cực; giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên hồng); giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại; giải báo chí Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc Cuộc thi viết chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Liên hoan Phát thanh toàn quốc, Liên hoan truyền hình toàn quốc.
Dự kiến kinh phí tăng thêm năm 2024 so với năm 2022: 2,149 tỷ đồng: Tăng do bổ sung các giải mới: 3,045 tỷ đồng. Số kinh phí trên được tính tối đa trên cơ sở số lượng giải đã đạt được theo năm 2022 và dự kiến tất các giải được bổ sung ở các lĩnh vực tham gia và đoạt giải trong năm 2024.
Đại biểu Lê Văn Tâm, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đặt câu hỏi cho lãnh đạo các Sở tại phiên chất vấn
Phần chất vấn, các đại biểu HĐND tỉnh đã đặt ra những câu hỏi thẳng vào nhiều lĩnh vực đang được cử tri và nhân dân trong tỉnh quan tâm. Các đồng chí lãnh đạo các Sở, ngành cũng đã trả lời đúng trọng tâm, cụ thể:
- Kết quả thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học đề tài, dự án trong lĩnh vực Văn hóa kinh phí khoảng trên 10 tỷ đồng tại Sở Khoa học  và Công nghệ? Hiệu quả cụ thể của các Đề tài, dự án này khi áp dụng và nhân rộng trong thực tế? sự đóng góp của các Đề tài, dự án vào lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua? Những nội dung Sở KHCN đã tham mưu và kết quả tổ chức thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh…
- Kết quả về quản lý nhà nước trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm đã đạt được trong thời gian qua; việc kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên các sản phẩm nông nghiệp và việc quy hoạch các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn.
- Định hướng, giải pháp phát triển nhà ở xã hội, góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho công nhân, người lao động và người có thu nhập thấp.
- Tình hình và tiến độ triển khai thực hiện Nghị quyết quyết số 12 của HĐND tỉnh quy định khu vực nội thành thuộc thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi ngừng hoạt động chăn nuôi hoặc di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Theo Nghị quyết, thời hạn các cơ sở chăn nuôi ngừng hoạt động hoặc di dời đến địa điểm chăn nuôi phù hợp tối đa là 5 năm kể từ khi UBND tỉnh ban hành danh sách các phường, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi…

Trong chương trình làm việc buổi chiều, các đại biểu đã thông qua 27 dự thảo Nghị quyết và Bế mạc Kỳ họp.

Tác giả bài viết: Ngọc Khuê - Hoàng Thi

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập156
  • Hôm nay4,409
  • Tháng hiện tại426,615
  • Tổng lượt truy cập26,709,027

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:127 | lượt tải:53

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:356 | lượt tải:130

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:368 | lượt tải:140

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:832 | lượt tải:191

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:862 | lượt tải:262

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây