Nhiều xã “đặc biệt khó khăn” về đích NTM

Thứ hai - 25/11/2024 14:22   Đã xem: 33   Phản hồi: 0

Thái Nguyên hiện là tỉnh dẫn đầu vùng trung du miền núi phía Bắc trong xây dựng NTM. Tỉnh đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp, tập trung phát triển các nhóm sản phẩm chủ lực và các sản phẩm lợi thế, đặc sản của địa phương để tăng thu nhập cho người dân. Điểm nổi bật trong phong trào xây dựng NTM của tỉnh là việc khơi dậy sức dân cùng tham gia, thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng.


Văn Lăng - xã cuối cùng của huyện Đồng Hỷ về đích NTM

Đến tháng 11 năm 2024, xã Văn Lăng hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM, đây thực sự là một kỳ tích của vùng cao đặc biệt khó khăn này. Những năm trước đây, trên địa bàn xã rất khó khăn về giao thông, hệ thống cơ sở hạ tầng rất nghèo nàn. Hệ thống y tế, trường học chưa được đầu tư nhiều, đa số đều xập xệ, xuống cấp. Các điểm trường ở những xóm, bản người Mông như Liên Phương, Mỏ Nước, Bản Tèn... chủ yếu là lớp học tạm, được ghép từ những tấm gỗ mỏng và không có điện. Người dân quen với lối sống tự cung tự cấp, ít được tiếp cận với khoa học - kỹ thuật tiên tiến để áp dụng vào sản xuất, thâm chí vẫn còn nhiều hộ bị thiếu ăn khi giáp hạt... 
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Văn Lăng đã tích cực tiếp nhận và triển khai các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất mang lại hiệu quả thiết thực, đời sống của người dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn có chuyển biến tích cực.
Địa phương đã có nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao cho thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng/năm; sản lượng lương thực có hạt bình quân hằng năm đạt trên 3.000 tấn; giá trị sản phẩm trên 1ha đất nông nghiệp đạt trên 70 triệu đồng.
Xác định XDNTM là nhiệm vụ chính trị quan trọng, không chỉ thực hiện trước mắt mà còn phải duy trì lâu dài và cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự chung tay góp sức của nhân dân, xã đã thành lập Ban Chỉ đạo XDNTM; kiện toàn Ban Quản lý thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và kiện toàn Ban phát triển tại tất cả các xóm; xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết để hoàn thành các tiêu chí NTM; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội thực hiện tốt công tác phổ biến, tuyên truyền tới đoàn viên, hội viên và nhân dân...
Đối với những xóm, bản có đông đồng bào dân tộc thiểu số, xã dựa vào những già làng, trưởng bản, người có uy tín để tuyên truyền, vận động người dân. Nói một lần bà con chưa thông suốt thì nói nhiều lần, vừa vận động, vừa phân tích cho bà con thấy được những lợi ích của Chương trình XDNTM.
Đồng thời với công tác tuyên truyền, vận động, xã tranh thủ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn... Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
Xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người dân; xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn... Nhờ đó, phong trào XDNTM đã dần tạo được sức lan tỏa trong nhân dân, đa số bà con đều tích cực tham gia các phong trào tại địa phương.

 
a853c1d32e7c9522cc6d
 
Xã Văn Lăng (Đồng Hỷ) đầu tư phát triển giao thông lên xóm Bản Tèn, giúp xoá nghèo bền vững và phát triển du lịch.

Để về đích NTM vào năm 2024 theo kế hoạch, Ban quản lý xã, Ban phát triển NTM các xóm, MTTQ, các đoàn thể nhân dân từ cấp xã, xóm đã tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo sát sao, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao vai trò, trách nhiệm trong cán bộ đảng viên và của nhân dân, vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM theo tinh thần "Phát huy nội lực, từ nhà ra ngõ, từ dễ đến khó".
Đối với những tiêu chí chưa đạt, xã xây dựng kế hoạch và có giải pháp cụ thể,  phân công nhiệm vụ rõ người, rõ việc từng chỉ tiêu, tiêu chí NTM cho các thành viên Ban Chỉ đạo XDNTM của xã phụ trách. Ví dụ như đối với tiêu chí thu nhập, hiện nay xã đang thực hiện lồng ghép nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia; tiếp cận vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội với số vốn trên 70 tỷ đồng để thực hiện hiệu quả các chương trình nâng cao chất lượng nhà ở; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi

Xã Phương Giao nỗ lực xoá nghèo

Cũng là một trong số những xã khó khăn nhất của tỉnh, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, xã Phương Giao (huyện Võ Nhai) đã huy động được gần 216 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp và nhân dân đóng góp trên 35 tỷ đồng. Xã đã xây dựng phương án thực hiện và nâng cao các tiêu chí,  trong đó chủ động triển khai nhiều giải pháp, chú trọng huy động nguồn lực đầu tư gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó góp phần cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng diện mạo nông thôn ngày càng khang trang.
Kết quả nổi bật trong xây dựng NTM của Phương giao là phong trào làm đường giao thông. Do có diện tích rộng, dân cư thưa, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao nên xã rất khoa huy động kinh phí đối ứng. Để từng bước khắc phục, xã Phương Giao đặt ra phương châm “Nhà nước hỗ trợ xi măng, cát, sỏi còn nhân dân đóng góp ngày công”. Tại các xóm bản, phần lớn do bà con tự làm, khi nào cần dùng đến máy móc thì cùng nhau bỏ tiền ra thuê. Với cách làm trên, các tuyến đường giao thông trong xã dần được mở rộng và cứng hóa, đến nay đã đổ bê tông được trên 45 km đường trục xóm, liên xóm, đường ngõ xóm với tổng kinh phí thực hiện trên 43 tỷ đồng (trong đó ngân sách Nhà nước 31 tỷ đồng, còn lại huy động từ các nguồn vốn khác).
Tìm mọi giải pháp nâng cao thu nhập để xoá nghèo và cải thiện đời sống, xã đã tích cực tuyên truyền, vận động các hộ dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực như lúa nếp, cây ăn quả… Đồng thời tạo công ăn việc làm thông qua hoạt động phối hợp mở nhiều lớp đào tạo, dạy nghề; khuyến khích người dân trong độ tuổi lao động tham gia xuất khẩu lao động nước ngoài, làm việc tại các công ty, doanh nghiệp. Nhờ vậy, gần 73% người lao động có việc làm, thu nhập bình quân năm của xã 2024 đạt 45,35 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm hơn 40% so với khi bắt tay vào xây dựng NTM, hiện còn dưới 11%. Xã đã xóa được 23 nhà tạm, dột nát với tổng kinh phí 15 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước 1,5 tỷ đồng, còn lại là huy động từ các nguồn vốn khác.
Đến nay xã Phương Giao đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM theo kế hoạch. Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh đã tổ chức thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn xã Nông thôn mới năm 2024 đối với xã Phương Giao, chấm đạt 95,35 điểm và hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ xét công nhận xã Phương Giao đạt chuẩn NTM năm 2024.






 

Tác giả bài viết: Ngọc Khuê

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập49
  • Hôm nay1,511
  • Tháng hiện tại283,380
  • Tổng lượt truy cập27,143,004

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:152 | lượt tải:56

Mau ĐXKNHV - HNB

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:383 | lượt tải:138

Mau ĐNCTHV

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:397 | lượt tải:146

144/QĐ-HNB

QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên

Lượt xem:26 | lượt tải:9

136/QĐ-HNB

công khai dự toán ngân sách 2024

Lượt xem:26 | lượt tải:9

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây