Theo đó, lũ đã làm 25.821 hộ phải di dời khẩn cấp, 61 điểm trường bị ảnh hưởng, làm hư hại 9.978 ha lúa và hoa màu; làm chết 292.696 con gia súc, gia cầm; ngập 795 ha nuôi cá. Mưa lũ trong và sau bão đã làm gãy đổ 7 cột treo cáp, đứt 3.300m dây, hư hỏng 4 trạm biến áp, đổ 113 cột điện. Ngiêm trọng hơn, bão lũ đã khiến 138 điểm sạt lở về giao thông, gây chia cắt, mất an toàn cho người và phương tiện lưu thông. Đặc biệt, đối với các khu vực bị ngập lụt sau khi nước rút đang có nguy cơ rất cao xảy ra ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh.
Để khẩn trương ứng phó, khắc phục thiệt hại, các sở, ban, ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh ứng phó với bão số 3, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc, thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại về tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Bên cạnh đó, tiếp tục theo dõi diễn biến mưa lũ, ngập lụt, huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ di dời các hộ dân bị ngập lụt, các khu vực bị chia cắt, cô lập đến nơi an toàn; triển khai phương án hộ đê chống lũ theo phương án được duyệt; triển khai khắc phục các sự cố sạt lở các tuyến giao thông, khôi phục hệ thống điện, vận hành, điều tiết các hồ chứa đảm bảo an toàn,...
Với tình hình hiện nay, trên 7.000 cán bộ chiến sỹ và dân quân tự vệ đã được huy động để hỗ trợ nhân dân ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ, ngập lụt gây ra đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân. Nhằm kịp thời ứng phó với lũ trên sông Cầu, tỉnh Thái Nguyên đã huy động gần 1.000 cán bộ, chiến sỹ và lực lượng xung kích địa phương cùng các phương tiện, trang thiết bị, vật tư cần thiết thực hiện gia cố đê tại 5 vị trí khu vực thành phố Thái Nguyên (tổng chiều dài khoảng 300m) đảm bảo khả năng chống lũ của tuyến đê; bố trí, huy động thêm lực lượng túc trực, tuần tra canh gác, theo dõi mực nước và diễn biến khu vực đắp đê gia cố.
Tại các địa phương, cấp ủy, chính quyền đã huy động lực lượng, phương tiện tại cơ sở giúp các hộ gia đình thu dọn hiện trường, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; tiếp tục kiểm tra, rà soát, thống kê đánh giá thiệt hại trên địa bàn và báo cáo theo quy định. Hiện nay do tình hình thiên tai, ngập lụt còn diễn biến phức tạp, nước dâng cao nên các địa phương đang tiếp tục rà soát, thống kê, đánh giá thiệt hại.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thái Nguyên, mực nước sông Cầu tại Trạm thủy văn Gia Bảy lúc 06h ngày 12/9/2024 là 2508 (đỉnh lũ 2881cm), trên mức báo động 1 là 8cm, nước sông đang tiếp tục xuống. Mực nước sông Cầu tại Trạm thủy văn Chã lúc 06h ngày 12/9/2024 là 1088cm, trên mức báo động 3 là 88cm. Nước sông đang lên chậm, gây ngập lụt cho các xã ven sông của huyện Phú Bình, các xã, phường của thành phố Phổ Yên. Mực nước hồ Núi Cốc lúc 06h ngày 12/9/2024 là 4721cm, trên mức báo động 2 là 21 cm, hiện đang xả lũ qua tràn với lưu lượng Q=280m³/s. Trạm bơm tiêu cống Táo, thành phố Phổ Yên đang vận hành bơm tiêu úng.
Nguồn tin: baothainguyen.vn:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thông tư 12/2024/TT-BTTTT
Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam
Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới
Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông
Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam