Vaccine vẫn là "vũ khí" chiến lược, không để bị động trong bất cứ hoàn cảnh nào

Chủ nhật - 10/04/2022 10:56   Đã xem: 873   Phản hồi: 0

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, kinh nghiệm cho thấy vaccine vẫn là vũ khí chiến lược, là "lá chắn" quan trọng nhất trong phòng, chống dịch, là nền tảng để thích ứng an toàn, hiệu quả. Đặc biệt, không để bị động, bất ngờ về vaccine, thuốc chữa bệnh, vật tư, sinh phẩm y tế trong bất cứ hoàn cảnh nào.


Còn lúng túng, bị động trong việc hướng dẫn điều trị tại nhà
Phát biểu kết luận phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 (ngày 9/4/2022), Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, chúng ta đã đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đạt kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực, yên tâm mở cửa lại trường học, du lịch phù hợp với tình hình.

Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, an ninh trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đối ngoại được củng cố và tăng cường, tích cực hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

thu tuong khong de bi dong bat ngo ve vaccine trong bat cu hoan canh nao 16362626
Tại phiên họp, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế xem xét, tiếp thu các ý kiến của doanh nghiệp, hiệp hội, rà soát, cắt giảm các quy định, tạo thuận lợi cho phát triển lĩnh vực y tế, nhất là về vaccine, thuốc, kit xét nghiệm, sinh phẩm, vật tư y tế.
 

Tuy nhiên, theo Thủ tướng, công tác phòng, chống dịch còn những hạn chế, yếu kém, bất cập phải cương quyết khắc phục trong thời gian tới. Tốc độ tiêm mũi 3 cho người lớn còn chậm; việc cung ứng, triển khai tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuổi chưa đạt mục tiêu đề ra tại phiên họp 13 của Ban Chỉ đạo. Còn lúng túng, bị động trong việc điều trị tại nhà, một số hướng dẫn chưa kịp thời, thiếu thống nhất.

Trong khi đó, nguồn nhân lực thiếu hụt khi tình hình diễn biến phức tạp ở một số địa phương, việc điều chuyển nhân lực còn lúng túng. Việc chi trả, thanh toán tài chính với công tác phòng, chống dịch còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ kịp thời. Tình hình thay đổi nhưng việc chuyển đổi, các hướng dẫn, biện pháp chưa theo kịp.

Thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển nhất quán, đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 (2022-2023) theo Nghị quyết 38 của Chính phủ với phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; phòng, chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro.

Thủ tướng nhấn mạnh đến việc sẵn sàng kịch bản cho mọi tình huống, kể cả tình huống có biến chủng mới lây lan nhanh và nguy hiểm hơn, các địa phương phải xây dựng kế hoạch, giải pháp, chuẩn bị nguồn lực thực hiện chương trình.

thu tuong khong de bi dong bat ngo ve vaccine trong bat cu hoan canh nao 163622708
Thủ tướng nêu rõ, kinh nghiệm cho thấy vacicne vẫn là vũ khí chiến lược, là "lá chắn" quan trọng nhất trong phòng, chống dịch, là nền tảng để thích ứng an toàn, hiệu quả.


Vacicne vẫn là vũ khí chiến lược
Nhấn mạnh nhiệm vụ tiêm vaccine, Thủ tướng nêu rõ, kinh nghiệm cho thấy vacicne vẫn là vũ khí chiến lược, là "lá chắn" quan trọng nhất trong phòng, chống dịch, là nền tảng để thích ứng an toàn, hiệu quả.

Do đó, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thần tốc hơn nữa việc tiêm vaccine cho các đối tượng chỉ định; hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho trẻ em từ 12-17 tuổi trong tháng 4; đẩy nhanh việc cung ứng vaccine, quyết tâm cao nhất để hoàn thành việc tiêm chủng cho trẻ em từ 5-11 tuổi trong quý II, bảo đảm an toàn cho trẻ em trong kỳ nghỉ hè và bước vào năm học mới.

Tiếp tục nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4 cho các đối tượng chỉ định, nhất là các đối tượng rủi ro cao, vì hiệu quả miễn dịch của vaccine suy giảm theo thời gian. Bộ Y tế phải bảo đảm đủ vaccine, các địa phương tổ chức tiêm chủng an toàn, khoa học, hiệu quả; vận động, tuyên truyền người dân và thực hiện các biện pháp khác để thực hiện mục tiêu đề ra.

Một nhiệm vụ quan trọng khác là tự chủ về thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế, kit xét nghiệm để chuẩn bị cho tình huống có biến chủng mới lây lan nhanh và nguy hiểm hơn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. 

Cùng với đó, phải đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine, thuốc trong nước trên tinh thần bám sát các quy định của pháp luật, khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, cắt giảm thủ tục hành chính nhưng bảo đảm về chuyên môn, khoa học. "Không để bị động, bất ngờ về vaccine, thuốc chữa bệnh, vật tư, sinh phẩm y tế trong bất cứ hoàn cảnh nào", Thủ tướng nhấn mạnh.

Đối với Bộ Y tế, Thủ tướng giao Bộ này nghiên cứu, báo cáo Chính phủ trong tháng 4 về kịch bản, phương án với tình huống dịch bệnh có diễn biến mới, biến chủng mới lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn. Phát huy thành quả, khắc phục các hạn chế để xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu, số liệu thống kê liên quan tới phòng, chống dịch bảo đảm kịp thời, chính xác, khách quan.

Bộ Y tế cũng cần nhanh chóng hướng dẫn việc tiêm vaccine mũi tiếp theo. Ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Cùng với đó, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung hướng dẫn, quy định về chuyên môn y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội...

Nguồn tin: congluan.vn:

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập183
  • Hôm nay4,429
  • Tháng hiện tại603,935
  • Tổng lượt truy cập28,253,680

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:283 | lượt tải:69

Mau ĐXKNHV - HNB

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:518 | lượt tải:159

Mau ĐNCTHV

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:469 | lượt tải:163

144/QĐ-HNB

QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên

Lượt xem:102 | lượt tải:25

136/QĐ-HNB

công khai dự toán ngân sách 2024

Lượt xem:105 | lượt tải:26

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây