Tôn tạo, tu bổ Di tích lịch sử cấp Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Thứ hai - 08/07/2024 16:07   Đã xem: 210   Phản hồi: 0

Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đặt tên và chỉ thị cho Tổng bộ Việt Minh tổ chức thực hiện từ ngày 4/4/1949. Do hoàn cảnh kháng chiến, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng chỉ tổ chức được duy nhất một khóa học ngắn hạn, nhưng đồ sộ về nội dung, cán bộ giảng dạy. Từ đó đào tạo được những cán bộ nòng cốt, hạt nhân của báo chí cách mạng Việt Nam tỏa sáng và góp phần to lớn xây dựng nền báo chí hôm nay.

Picture2

Các học viên tại Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. (Ảnh: T.L)
 
Lớp học diễn ra trong ba tháng, 29 giảng viên là những đồng chí lãnh đạo giàu kinh nghiệm chính trị và phong phú lý luận, thực tiễn đã giúp 42 học viên là cán bộ chính trị, quân sự, báo chí của cả nước lĩnh hội một chương trình đồ sộ gồm cả lý thuyết, chuyên môn và thực hành. Lý thuyết có các bài như: Báo chí là gì? Điều kiện người viết báo. Chuyên môn có: phóng sự, điều tra, phỏng vấn, xã luận, tiểu thuyết, thơ ca, tùy bút, nhạc, kịch, châm biếm, cách loan tin, viết tin, cấu tạo một tờ báo, tổ chức tòa soạn, phát hành, in báo. Thực hành là đi thực tế, viết bài và ra báo ở từng tổ...  
Nhằm khắc ghi một sự kiện lịch sử về lớp nhà báo kháng chiến tiên phong trên mặt trận báo chí đã từng dành cả đời mình vì mục tiêu “Tất cả để chiến thắng” góp sức làm nên truyền thống vẻ vang và sức sống của báo chí cách mạng nước ta, trên cơ sở những hồ sơ, tài liệu, hiện vật do Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Hội Nhà báo Việt Nam) sưu tầmsự quan tâm của các cấp ủy chính quyền, nhân dân tỉnh Thái Nguyên, địa chỉ đỏ nơi tổ chức Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã được khoanh vùng bảo vệ và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích quốc gia năm 2019, đúng dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Trường. Để bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, xây dựng không gian tưởng niệm phù hợp với giá trị của di tích, góp phần giữ gìn và tôn vinh di sản văn hoá, giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, Hội Nhà báo Việt Nam cùng Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp triển khai dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng với tổng kinh phí 12 tỷ đồng từ nguồn xã hội hoá. Di tích được xây dựng trên diện tích 858,9 m2, gồm 3 đơn nguyên chính, mô phỏng, phục dựng các hạng mục của di tích lịch sử, phù hợp với mục tiêu trong phạm vi quy hoạch, đảm bảo đồng bộ, hài hòa về không gian, kiến trúc, cảnh quan và bảo đảm tính bền vững, bảo tồn lịch sử lâu dài. Dự án gồm các hạng mục: Xây mới nhà Tổng bộ Việt Minh phỏng dựng theo kiến trúc nhà sàn truyền thống hoàn toàn bằng gỗ; diện tích xây dựng 186m2 với hai thang bộ bố trí đối xứng, mái lá nhân tạo phía dưới là bạt chống thấm và hệ thống xà gồ, nền bê tông láng granito. Xây mới nhà dạy học làm báo phỏng dựng theo hình ảnh tư liệu của di tích trên diện tích sàn khoảng 545m2, mái lá nhân tạo, lớp dạy làm báo ở khu vực tầng 2 dựng theo mẫu lớp học cũ kết hợp khuôn viên cây xanh, nhà bia; các khu phụ trợ gồm phòng đa năng, phòng kho, nhà bảo vệ, tường rào, sân di tích, khu vệ sinh…

 
Picture1

Đồng chí Nguyễn Đức Lợi cùng các đại biểu chụp ảnh tại tấm bia lịch sử Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tại Lễ Khởi công tôn tạo công trình này diễn ra vào ngày 18/1/2024. Ảnh: Công Luận

Sau gần 7 tháng thi công, đến nay công trình đã cơ bản hoàn thành. Hội Nhà báo Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên đang phối hợp xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình khánh thành công trình và bàn giao cho tỉnh Thái Nguyên dự kiến vào ngày 9/8/2024 tới. Nhà báo Trần Thị Kim Hoa, Phụ trách Bảo tàng Báo chí Việt Nam, chủ đầu tư dự án khẳng định: Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng ra đời là dấu mốc đặc biệt gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng, vị lãnh tụ xuất sắc của dân tộc ta. Đây là một công trình mang tính nghệ thuật, văn hóa và lịch sử cao, sau khi hoàn thành, sẽ là nơi lưu giữ và giới thiệu những giá trị của Báo chí Cách mạng và kháng chiến tại Việt Bắc, phục vụ cho báo chí, Nhân dân và du khách. Công trình là điểm nhấn phục vụ hoạt động kỷ niệm 75 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng (4/4/1945- 4/4/2024) và chào mừng kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng (21/6/2025 -21/6/2025).

Tác giả bài viết: Việt Hoa

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập55
  • Hôm nay3,385
  • Tháng hiện tại83,735
  • Tổng lượt truy cập26,366,147

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:93 | lượt tải:43

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:321 | lượt tải:123

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:326 | lượt tải:132

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:798 | lượt tải:185

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:821 | lượt tải:256

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây