Phóng sự “Xu hướng phát triển trí thông minh nhân tạo tại Việt Nam” trong chương trình Cuộc sống tương lai Cafetek của HTV9 phát sóng mới đây do chính ChatGPT viết. Chỉ trong vòng 8 phút, ChatGPT có thể đề xuất được 5 phần chính trong kịch bản và tự viết được hơn 500 chữ cho mỗi phần.
Ngoài ra, ứng dụng này còn đề xuất thêm những chuyên gia tại Việt Nam để phỏng vấn, bổ sung vào bài phóng sự. Sau khi có bài viết cơ bản từ ChatGPT, ekip tiến hành lồng tiếng và tiến hành dựng clip trên nền tảng mà ứng dụng này đã viết.
Nhà báo Ngô Trần Thịnh, Chịu trách nhiệm sản xuất chương trình Cafetek cho biết, ChatGPT có thể tự tổng hợp bố cục và viết bài với đầy đủ thông tin, góc nhìn, đủ để phục vụ khán giả.
“Thời gian để có được một kịch bản như vậy chỉ khoảng 8 phút so với gần 1 tiếng nếu một biên tập viên bình thường có thể làm”- ông Thịnh cho biết.
Tuy nhiên, hiện văn bản ChatGPT viết chưa thể đưa vào đọc, lồng tiếng được ngay mà còn phải rà và chỉnh sửa lại từ ngữ, các danh từ chính xác hơn để hợp với góc nhìn phóng sự. Ngoài ra, đội ngũ chương trình phải đặt 8 câu hỏi để dẫn dắt ChatGPT hiểu được ý của bài phóng sự.
“Công nghệ này là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhưng không thể thay thế được người làm nội dung truyền hình. Tuy nhiên, điều này sẽ gia tăng sức ép lên những bạn sinh viên mới ra trường với yêu cầu nghiệp vụ cao hơn”- ông Thịnh nhìn nhận.
Nguồn tin: congluan.vn:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thông tư 12/2024/TT-BTTTT
Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam
Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới
Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông
Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam