Báo chí trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI) Bài 1: AI đã xâm nhập đến đâu vào báo chí?

Thứ tư - 15/03/2023 08:58   Đã xem: 478   Phản hồi: 0

(CLO) Trí thông minh nhân tạo (AI) đang dần là một phần quan trọng trong mọi mặt đời sống xã hội, trong đó đặc biệt ảnh hưởng tới báo chí. Rõ ràng đã đến lúc báo chí cần phải tìm hiểu, nhìn nhận để xác định những lợi thế và rủi ro gì mà AI có thể mang lại trong tương lai.


AI có là một bước đột phá lớn với các tòa soạn?

Các công nghệ AI đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt sự xuất hiện của ChatGPT và một loạt các ứng dụng chatbot thông minh khác, có thể nói đang dần thay đổi căn bản các mô hình hoạt động, kinh doanh và xuất bản trên phương tiện truyền thông.

Tác động trong tương lai của AI tất nhiên mới chỉ bắt đầu, nhưng nó có tiềm năng ảnh hưởng rộng rãi và sâu sắc đến toàn bộ đời sống báo chí. Trước mắt, các công nghệ dưới thuật ngữ AI trong báo chí và truyền thông đã xâm nhập vào các chức năng hàng ngày như tìm kiếm, các thuật toán phức tạp dựa trên quá trình học máy để tạo văn bản hoặc video.
 

5114 bai 1 nhan dang ai trong bao chi va tiem nang van dung 163440244

Trí thông minh nhân tạo đang dần xâm nhập vào đời sống báo chí, song mới chỉ ở mức như công cụ hỗ trợ. Ảnh: GI


Tuy nhiên, vẫn có một sự cường điệu hóa đối với trí tuệ nhân tạo. AI có thể không phải là một bước đột phá lớn như khi các tòa soạn và tổ chức tin tức lần đầu tiên đưa tin trực tuyến trong giai đoạn đầu kỷ nguyên Internet. AI đang giống như sự xuất hiện các mạng xã hội trước đây hơn, khiến báo chí vừa coi chúng như đối thủ, vừa là công cụ sản xuất và cũng như vừa như một kênh phát hành và tương tác với độc giả.

Khi được tích hợp đầy đủ, phổ biến và hoạt động ở quy mô lớn, AI có thể có giá trị cao trong các lĩnh vực như tương tác với khán giả, mở rộng tin tức và giúp công việc hiệu quả hơn. Cho đến nay nhiều công cụ AI đã đi vào thực tế của đời sống báo chí thế giới và cả ở Việt Nam, chẳng hạn như dịch tự động, tạo văn bản và thậm chí cả tự viết một bài báo, tổng hợp tin tức và thậm chí còn viết cả những câu chuyện khoa học viễn tưởng.

Dù thế nào, sức mạnh và tiềm năng của AI cho thấy rõ ràng rằng tất cả các tổ chức báo chí buộc phải chú ý đến AI như một xu hướng mới. Đơn giản vì toàn bộ thế giới - mà báo chí đã, đang và sẽ sống trong đó - đặc biệt là lĩnh vực truyền thông và công nghệ, sẽ được định hình lại bởi AI.

Nếu muốn luôn dẫn đầu, báo chí cần phải tự tìm hiểu về AI và khám phá cách tận dụng lợi thế và hạn chế những rủi ro mà nó có thể mang đến cho các nhà báo và các tòa soạn, cũng như đối với xã hội rộng lớn hơn.

AI và AGI là gì?

Trước khi bước vào lĩnh vực nào đó, hiển nhiên chúng ta cần phải biết nó là gì. Vậy AI là gì? Như cái tên, thì nó trước tiên là trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence). Tuy nhiên, còn một thuật ngữ khác quan trọng hơn là trí tuệ nhân tạo tổng quát hay AI tổng quát (Artificial General Intelligence - AGI), tức trí tuệ nhân tạo có thể tự suy luận và sáng tạo giống như một con người hay chí ít cũng giống như đội quân robot đến từ thế giới tương lai trong serie phim khoa học viễn tưởng “Kẻ hủy diệt”.

Loại AI tổng quát này thực ra chưa tồn tại trong thực tế, dù ChatGPT hay một số ứng dụng AI gần đây dường như cho người ta cảm thấy chúng đã gần đạt đến mức độ này, khi có thể làm thơ, viết văn hay lập trình. Song về cơ bản nó vẫn dựa vào những dữ liệu có sẵn do con người cung cấp (trên internet hoặc qua dữ liệu văn bản), sau đó dùng thuật toán và công nghệ lựa chọn ngôn ngữ tự nhiên để tổng hợp hoặc chắt lọc lại.

Nói cách khác, máy móc hiện nay của chúng ta chưa thể tự suy nghĩ hoàn toàn như các máy tính hay các robot trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. AI 'đầy đủ' hay AI 'mạnh' vẫn còn nhiều năm nữa và có thể không bao giờ đạt được. AI ngày nay được sử dụng trong tin tức và các ngành công nghiệp khác được định nghĩa là AI 'hẹp' hoặc 'yếu', đơn giản chỉ là tập hợp các chức năng được lập trình sẵn và biết cách lựa chọn.

Đúng là chúng có thể nhanh hơn hoặc hiệu quả hơn con người ở một số lĩnh vực hoặc một số công đoạn trong công việc nhưng trên thực tế thì chúng vẫn là một dạng "học máy" (Machine Learning) hoặc "xử lý ngôn ngữ tự nhiên" (Neuro Linguistic Programming). Nhiều quy trình được mô tả là AI thực ra chỉ là sự tích hợp nhiều công nghệ thông thường. Đây là những hệ thống được tạo ra hoặc được "huấn luyện" bởi con người. Một số phản hồi nhanh và có thể thích ứng, nhưng thường chỉ có thể thực hiện các tác vụ xử lý dữ liệu hoặc tự động hóa.

Không có một định nghĩa cụ thể cho AI báo chí

Mặc dù hiểu là như vậy, song việc định nghĩa cụ thể AI là gì đối với báo chí cho đến lúc này vẫn chưa rõ ràng. Các định nghĩa AI trong báo chí vẫn thiên về công nghệ, dựa sự hiểu biết về thuật toán, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, tự động hóa và phân tích dữ liệu. Trong một nghiên cứu chung gần đây giữa Google, Hiệp hội báo chí Polis và Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London, khoảng 1/3 số tòa soạn được hỏi cho thấy "học máy" là thuật ngữ chính khi nói về AI.
 

bai 1 nhan dang ai trong bao chi va tiem nang van dung 164243893

Việc nhận diện được những gì AI có thể làm được cho báo chí là điều cần thiết với mỗi tòa soạn. Ảnh: GI


"Về mặt kỹ thuật, chúng tôi hiểu nó có nghĩa là học máy, nhưng với góc nhìn của tòa soạn công nghệ, chúng tôi nghĩ về nó giống như các hệ thống tự động hóa giúp cho công việc trở nên đơn giản hơn”, một tòa soạn cho biết trong cuộc khảo sát.

Trong khi đó, cách tiếp cận liên quan đến con người hoặc coi AI là có khả năng bắt chước “trí thông minh của con người” thì các tòa soạn thường chỉ tập trung vào khả năng AI giúp tăng cường hoặc mở rộng khả năng của con người. Ví như, AI có sức mạnh tính toán để giải quyết các vấn đề dựa trên việc phân tích dữ liệu mà không thể đạt được bằng sức người.

Thậm chí, nhiều tổ chức tin tức lúc này vẫn chưa có định nghĩa chính thức về AI trong báo chí hoặc đang trong quá trình tạo ra một định nghĩa. Điều đó cho thấy rằng, báo chí nói chung cũng chỉ mới chập chững bước những bước chân đầu tiên vào thế giới AI và vẫn còn đang khá ngơ ngác với nó.

Cũng xin lưu ý, AI không chỉ là ChatGPT, mà nó là cả một sự đột phá rộng lớn về khoa học và công nghệ, có thể ảnh hưởng tới toàn bộ mọi mặt của đời sống, trong đó có báo chí. ChatGPT chỉ là một phần nhỏ của AI, dù rằng nó đang rất thành công.

Cần sự linh hoạt trong vận dụng

Dù khó khăn, song việc tìm ra định nghĩa cụ thể cho AI là rất quan trọng đối từng tòa soạn. Định nghĩa quan trọng vì nó phản ánh cách một tòa soạn có thể nghĩ về chiến lược AI của mình. Có một định nghĩa là bước quan trọng đầu tiên để giúp suy nghĩ xem nó khác với các công nghệ khác như thế nào. Nó phản ánh mức độ hiểu biết về AI trong tổ chức và khả năng giao tiếp với đồng nghiệp cũng như bên ngoài.

Một trong những vấn đề cốt lõi xung quanh việc áp dụng bất kỳ công nghệ mới nào trong các tổ chức tin tức, giống như công cuộc chuyển đổi số, là xung đột văn hóa liên quan đến các chuyên gia công nghệ và các bộ phận khác trong tòa soạn. Cách các tổ chức tin tức định nghĩa được AI cho riêng mình có thể giúp làm rõ vai trò của từng bộ phận và tạo ra sự nhất quán xuyên suốt trong cả tổ chức.

Bởi vậy, hiểu AI là gì sẽ rất quan trọng để nhận ra tiềm năng của nó cũng như các cơ hội và rủi ro liên quan. Tuy nhiên, các tòa soạn rất đa dạng và AI cũng vậy. Công nghệ và cách sử dụng của nó liên tục phát triển, nên định nghĩa cũng sẽ thay đổi. Bởi vậy, nó đòi hỏi sự linh hoạt và cập nhật liên tục trong cả việc nhận dạng AI lẫn cách áp dụng nó vào công việc.

Nguồn tin: congluan.vn:

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập81
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm78
  • Hôm nay11,741
  • Tháng hiện tại415,833
  • Tổng lượt truy cập26,698,245

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:125 | lượt tải:53

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:355 | lượt tải:130

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:367 | lượt tải:140

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:831 | lượt tải:191

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:860 | lượt tải:262

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây