Bức tranh kinh tế báo chí ảm đạm và sự cần thiết của đa dạng hóa nguồn thu

Thứ tư - 19/06/2024 10:03   Đã xem: 206   Phản hồi: 0

(CLO) Tổng kết tình hình thế giới cho thấy các ấn phẩm số tăng, các ấn phẩm in về số lượng cũng như doanh thu đều giảm sút, phần tăng của ấn phẩm số không thể bù đắp cho phần mất đi của báo in - đây là bức tranh chung của báo chí thế giới.

Sự đe doạ của các ông lớn công nghệ

Tại Hội thảo “Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số”, ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã khái quát bức tranh kinh tế báo chí truyền thông hiện nay trên thế giới.

Theo ông Lê Quốc Minh, thị trường quảng cáo toàn cầu dự đoán sẽ tăng trong năm 2024 là 5,8% nhưng với báo chí thì thậm chí giảm đi. Cụ thể, trong giai đoạn 2019-2024, doanh thu ấn phẩm số tăng không đáng kể từ 10,6 tỷ USD - 11,9 tỷ USD, trong khi báo in giảm từ 35,1 tỷ USD xuống dự kiến 2024 còn hơn 21 tỷ USD. Doanh thu báo in sụt giảm từ 50,3 tỷ USD đến 2024 dự kiến dưới 40 tỷ.

Rất nhiều cơ quan báo chí thế giới đã có nguồn thu từ thu phí và các nguồn thu khác trên báo điện tử mức tăng là 5,3 tỷ - 8,4tỷ USD - mức tăng tương đối lớn nhưng không bù đắp được phần mất đi của báo in.

Ngoài doanh thu quảng cáo và doanh thu độc giả thì các cơ quan báo chí quan tâm đến các hình thức khác như tổ chức sự kiện, thu hút tài trợ, hợp tác với mạng xã hội cũng như các nền tảng công nghệ-trí tuệ nhân tạo...
 

buc tranh kinh te bao chi am dam va su can thiet cua da dang hoa nguon thu 095553856

Ông Lê Quốc Minh nhận định: "Tìm kiếm doanh thu từ độc giả là một "nguồn thu an toàn". (Ảnh: Sơn Hải)
 

Ông Lê Quốc Minh cho biết, trong thời gian tới dự báo các cơ quan báo chí sẽ quan tâm việc kiếm tìm doanh thu từ độc giả - đang ngày càng trở nên quan trọng hơn, an toàn hơn. Trong khi đó, quảng cáo vẫn đang là nguồn thu quan trọng, với nhiều hình thức quảng cáo như trên báo in, quảng cáo tự động, quảng cáo video... song, vấn đề này đang gặp khó khăn bởi sự lớn mạnh về công nghệ của các ông lớn.

"Google và Facebook đang "xơi" khoảng 70% nguồn thu quảng cáo. Việc tìm kiếm trong kỷ nguyên AI đang tạo ra thách thức không nhỏ, theo đó, tỷ lệ lượt truy cập từ các nền tảng tìm kiếm chiếm 50% lượt truy cập vào các cơ quan báo chí, nhưng các tập đoàn lớn như Microsoft, Google đang thử nghiệm cái gọi là trải nghiệm tạo sinh tìm kiếm cung cấp ngay nội dung thông tin cho người tìm thay vì các đường link dẫn đến trang báo. Sự đột phá về AI sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan báo chí”, ông Minh nhận định. 

Thậm chí Google vào tháng 2 vừa qua thử nghiệm loại bỏ tin tức khỏi kết quả tìm kiếm - tạo ra mối đe doạ lớn khi các công cụ search engine sử dụng AI sẽ là thảm hoạ tiêu diệt truy cập của các cơ quan báo chí - không chỉ các máy tìm kiếm mà cả các trợ lý ảo AI cũng trả lời câu hỏi bằng cách lấy nội dung của báo chí nhưng không thấy tên của các cơ quan báo chí trên các kết quả này.

Thu phí đang là đường đi nhiều cơ quan hướng tới

Tường thu phí là câu chuyện mà báo chí đã bàn từ lâu, báo chí thế giới đã thử nghiệm điều này rất nhiều, đã mắc sai lầm rất nhiều trước khi đạt được những kết quả như bây giờ. The New York Times đẩy lên rồi hạ xuống, rồi lại đẩy lên. Còn Washington Post đã quyết định cạnh tranh bằng cách không thu phí rồi lại thu phí. Và hầu như các cơ quan báo chí lớn trên thế giới hiện nay đều thu phí. 
 

buc tranh kinh te bao chi am dam va su can thiet cua da dang hoa nguon thu 095721282

Hầu như các cơ quan báo chí lớn trên thế giới hiện nay đều thu phí. 
 

Theo ông Lê Quốc Minh, dựng tường thu phí có nhiều cách như Hard paywalls - cách làm của Financial Times và Wall Street Journal, người dùng phải trả tiền mới được truy cập các nội dung online, Metered paywalls - New York Times cho độc giả đọc một số lượng bài miễn phí, sau đó yêu cầu dài hạn…

"Thu phí vẫn là câu chuyện các cơ quan báo chí thế giới đang hướng tới bởi vì một bài viết theo tính toán trung bình dưới dạng phóng sự của New York Times có chi phí cỡ khoảng 50 ngàn cho đến 150 ngàn USD mà bán quảng cáo không thể thu lại khoản tiền đó", ông Minh cho hay.

Tuy nhiên, Tổng biên tập Báo Nhân Dân cho rằng, thành công của New York Times là thứ vô tiền khoáng hậu, rất khó để có thể tạo lập được, họ tạo ra sản phẩm độc đáo và không thể bắt chước - yếu tố thúc đẩy đăng ký dài hạn là nội dung chất lượng và các thương hiệu báo chí có uy tín. Đạt được hơn 9 triệu đăng ký dài hạn, Chủ tịch và CEO Meredith Kopit Levine của The New York Times nói thành công của họ là nằm ở chỗ cho ra được những nội dung tốt nhất có thể.

The Economist thông báo đạt lợi nhuận tốt nhất kể từ 2016 nhờ đạt 1,2 triệu người đăng ký dài hạn và doanh thu từ đăng ký dài hạn chiếm hơn 60% tổng doanh thu. 

Các xu hướng tạo nguồn thu mới xuất hiện

Ông Lê Quốc Minh nhắc đến xu hướng mà các cơ quan báo chí thế giới đang làm và có những thành công nhất định đó là làm đại diện truyền thông - bởi vì chính nhà báo là những người thành thạo nhất về các kỹ năng kể chuyện. "Tận dụng kỹ năng này để thay thế các Agency sản xuất nội dung quảng cáo cho thương hiệu là cách để các cơ quan báo chí có thêm nguồn thu nhờ vào chuyên môn về kể chuyện của mình", ông Minh nói.

Tổng Biên tập Báo Nhân Dân dẫn chứng, Vox Creative - studio sản xuất nội dung từng đoạt giải thưởng, đã trở thành địa điểm sản xuất nội dung trọn gói cho các nhà quảng cáo. T Brand của The New York Times sản xuất chương trình và nội dung quan trọng cho các khách hàng chính như Cartier, Google… Studio Create của CNN chuyên kể các câu chuyện về con người, xuất phát từ di sản sản xuất nổi bật của CNN đem đến giải pháp đa dạng nền tảng đáp ứng mục tiêu của thương hiệu.

Tại Việt Nam, Báo Nhân Dân cũng lập ra một trang tri thức chuyên sâu, nhiều nội dung mang tính quảng bá, và đây là cách thức tạo dựng nguồn thu đáng kể. 
 

buc tranh kinh te bao chi am dam va su can thiet cua da dang hoa nguon thu 095815472

Trong bối cảnh hiện nay, các đơn vị báo chí-truyền thông cần tìm cách đa dạng hóa nguồn thu.
 

Tổ chức sự kiện không phải câu chuyện mới lạ, có nhiều cơ quan phần tổ chức sự kiện mang lại 20% doanh thu cho họ. Theo ông Lê Quốc Minh, có nhiều cách thức thực hiện việc này, ví dụ ở Việt Nam tờ Đầu tư có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các buổi talk có thu phí cho các member hoặc các sự kiện với quy mô đông người.

Báo Nhân Dân thời gian qua, cũng đã tổ chức một sự kiện có nguồn thu để làm công tác từ thiện như Chương trình “Kenny G Live in Vietnam" đã gây được tiếng vang lớn, hay các lễ trao giải thưởng, tổ chức tặng quà cho công nhân, chương trình văn nghệ chính luận tổ chức tại Tây Ninh vừa qua đã thu hút hơn 7 vạn người xem.

Thương mại điện tử là hình thức các cơ quan thế giới đang hướng tới và cấp phép thương hiệu cũng là hình thức được nhiều cơ quan báo chí thử nghiệm mang đến thành công nhất định. The New Yord Times thậm chí đầu tư 30 triệu $ mua lại trang chuyên đánh giá sản phảm Wirecutter.

Theo ông Lê Quốc Minh, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cũng đang là hướng đi mang lại nhiều hiệu quả, những cơ quan báo chí lớn như Washington Post đã phát triển được sản phẩm công nghệ riêng một cách ngoạn mục xây dựng được 17 mô-đun tích hợp. Riêng hệ thống Arc hỗ trợ trên 400 webside với khoảng 10 tỷ pageview mỗi tháng. Mức phí từ 10.000 - 150.000 USD/tháng. 

"Báo Nhân Dân đã mang hệ thống công nghệ của mình bán cho các cơ quan báo chí Lào. Cách đây 14 năm vào năm 2010 - Báo điện tử Vienamplus đã bán hệ thống công nghệ mobile cho Dầu khí Việt Nam với khoản tiền không hề nhỏ", ông Lê Quốc Minh cho hay.

Các cơ quan báo chí trở thành các tổ chức nghiên cứu cũng là hướng đi mới nhiều khả quan. Các cơ quan báo chí đã đầu tư vào đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm và năng lực giỏi để xây dựng các mảng đề tài chuyên môn sâu, có thể tranh thủ những nhân viên tài năng này để tạo ra những báo cáo chất lượng cao cho từng lĩnh vực hay cho chính phủ.

"Vào năm 2019, FT ra mắt công tư tư vấn FT strategies sử dụng năng lực nội bộ và chuyên môn từ sự chuyển đổi thành công của mình nhằm giúp các doanh nghiệp truyền thông và các hoạt động kinh doanh gắn với truyền thông", ông Minh lấy ví dụ.

Theo Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, bán lẻ giờ đây đã trở thành câu chuyện của báo chí: The New Yorker ra mắt vào tháng 11/2020 cung cấp cho bạn đọc quần áo, đồ gia dụng và những loại hàng hoá khác để tôn vinh tờ tạp chí, lịch sử cũng như tính hài hước của nó.

GQ - tạp chí nổi tiếng cho nam giới ra mắt sản phẩm Best Stuff Box, hộp sản phẩm cung cấp theo từng quý, gồm quần áo, sản phẩm chăm sóc cá nhân và các món đồ tạo phong cách, doanh thu từ mô hình đăng ký dài hạn này đã tăng 150% trong 2 năm sau đó. 

Bên cạnh đó, ông Lê Quốc Minh cũng nhấn mạnh đến việc phải tìm ra thị trường ngách - tìm thấy nó sẽ tìm thấy mô hình kinh doanh, hãy dừng việc đi theo hình thức cổ điển. Hãy xác định rõ đối tượng độc giả để có thể phát triển những mô hình kinh tế báo chí với biên lợi nhuận cao, người dùng trung thành, hoặc mối quan hệ trực tiếp với các nhà quảng cáo cụ thể mà không bị lệ thuộc vào các nền tảng công nghệ. 

Nguồn tin: congluan.vn:

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập195
  • Hôm nay16,499
  • Tháng hiện tại529,443
  • Tổng lượt truy cập27,389,067

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:184 | lượt tải:59

Mau ĐXKNHV - HNB

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:408 | lượt tải:141

Mau ĐNCTHV

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:415 | lượt tải:150

144/QĐ-HNB

QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên

Lượt xem:47 | lượt tải:14

136/QĐ-HNB

công khai dự toán ngân sách 2024

Lượt xem:46 | lượt tải:16

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây