Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế ra tuyên bố về tình hình Biển Đông

Thứ tư - 11/06/2014 22:12   Đã xem: 732   Phản hồi: 0

(ĐSPL) – Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế (IADL) ra tuyên bố thể hiện sự quan ngại về tình hình căng thẳng leo thang ở Biển Đông, đề nghị Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, dừng và kiềm chế các hành động gây phức tạp tình hình.

Trao đổi với báo Đời sống và Pháp luật, bà Lê Thị Kim Thanh – Phó Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam cho biết, được sự ủy quyền của IADL, Hội Luật gia Việt Nam sẽ tổ chức cuộc họp báo để công bố bản tuyên bố của Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế (IADL) về tình hình Biển Đông. 
Buổi họp báo sẽ diễn ra vào 9h30 - 11h00 ngày 11/6/2014 tại trụ sở Hội Luật gia Việt Nam, tầng 3 Tòa tháp Ngôi Sao, đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Ông Jitendra Sharma, thành viên Ban thường vụ IADL, Chủ tịch danh dự IADL, nguyên Chủ tịch IADL nhiệm kỳ 1999 - 2004 và 2004 - 2009, sẽ sang Việt Nam để dự cuộc họp báo và đọc bản tuyên bố nói trên.
Trước sự việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế (IADL) đã ra tuyên bố thể hiện sự quan ngại về tình hình căng thẳng leo thang ở Biển Đông, đồng thời, đề nghị Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, dừng và kiềm chế các hành động gây phức tạp tình hình, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Bà Lê Thị Kim Thanh – Phó Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam.

Theo bà Lê Thị Kim Thanh, Hội Luật gia Việt Nam đã tham gia IADL từ năm 2001, và từ đó đến nay, Hội Luật gia Việt Nam vẫn luôn cử 1 đại diện tham gia vào trong Ban thường vụ của IADL. Nhiệm kỳ trước là TS. Đào Trí Úc đại diện cho Hội Luật gia Việt Nam tham gia vào IADL, trong nhiệm kỳ vừa rồi, GS. Lê Minh Tâm (Phó Chủ tịch Hội Luật gia) cũng là một thành viên Ban thường vụ của IADL.
Bà Thanh cho biết: "Từ khi gia nhập IADL đến nay, chúng ta thường xuyên tham gia các cuộc họp Ban thường vụ và trong các cuộc đại hội của IADL, chúng ta cũng đều cử đại diện tham dự. Điều quan trọng nhất là mình có thể đưa các vấn đề có liên quan của nước mình ra để nhờ IADL có những ủng hộ trên cộng đồng quốc tế”.
Đối với Việt Nam, IADL đã có nhiều hoạt động phản đối Mỹ tiến hành chiến tranh ở Việt Nam và kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Cụ thể: ra tuyên bố kêu gọi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam (năm 1961); thực hiện nhiều chiến dịch kêu gọi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam trong thời gian trước và trong khi diễn ra các hội nghị quốc tế gồm: Grenoble (Pháp) năm 1968, Algiers (Algerie) năm 1971, Paris (Pháp) năm 1975; tiến hành các hoạt động ủng hộ Việt Nam trong vụ kiện các công ty Mỹ về vấn đề nạn nhân chất độc da cam năm 2009...
“Đặc biệt, trong các vụ kiện Chính phủ Mỹ về các hậu quả gây ra cho nạn nhân chất độc màu da cam vừa rồi, IADL cũng đã cử một số luật sư hỗ trợ đại diện cho các nạn nhân chất độc màu da cam tại tòa án.
Ngoài ra, IADL cũng có ra các tuyên bố ủng hộ cho nạn nhân chất độc da cam trong suốt thời gian vừa rồi. Sau khi vụ kiện chất độc da cam được xử tai tòa án Mỹ mà họ không chấp nhận đơn kiện của phía Việt Nam thì IADL vẫn tiếp tục theo đuổi việc đó bằng họ cách tổ chức một tòa án nhân dân ở Pháp để kêu gọi tiếng nói của toàn bộ cộng đồng quốc tế cũng như những người có liên quan để ủng hộ cho các nạn nhân chất độc màu da cam của Việt Nam” – Bà Lê Thị Kim Thanh thông tin.
 

Trước những căng thẳng đang diễn ra ở Biển Đông, ngày mai Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế sẽ ra tuyên bố chính thức về vấn đề này.

Phó Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam cũng cho biết trước đó, cuối tháng 11/2013, IADL theo yêu cầu của Hội Luật gia Việt Nam cũng đã ra 1 tuyên bố để bày tỏ sự quan ngại trước tình hình căng thẳng đang leo thang ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế để có các biện pháp hòa bình để giải quyết các mâu thuẫn ở Biển Đông.
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế do Liên Xô cũ khởi xướng thành lập năm 1946 tại Paris, Pháp và hiện đặt trụ sở tại Brussels (Bỉ). Cho tới năm ngoái, số lượng thành viên của Hội là 90 tổ chức thành viên ở các nước khác nhau. Còn tại đại hội vào tháng 4/2014 vừa rồi ở Brussels, một số thành viên mới lại được sáp nhật thêm vào IADL, cho tới nay, số lượng thành viên lên tới hơn 100 tổ chức thành viên là Hội Luật gia, Liên đoàn luật sư các nước trên thế giới, trong đó có Hội Luật gia Việt Nam.
Chủ tịch hiện nay của IADL là bà Jeanne Mirer, quốc tịch Mỹ và Tổng thư ký là ông Jan Fermon, quốc tịch Bỉ.
Cơ cấu tổ chức của IADL gồm ba cơ quan chính là: Đại hội đồng giải quyết các vấn đề lớn và ra định hướng chính cho tổ chức và được họp triệu tập 5 năm/lần, cơ quan thứ hai là cơ quan Hội đồng và cơ quan thứ ba Ban Thường vụ, chính là cơ quan thường xuyên làm việc hàng ngày.
Việt Nam đã tham gia IADL từ năm 2001, và từ đó đến nay, phía Hội Luật gia Việt Nam vẫn luôn cử 1 đại diện tham gia vào trong Ban thường vụ của IADL.
IADL hoạt động với tôn chỉ mục đích là tham gia thúc đẩy việc thực hiện các nguyên tắc đảm bảo công bằng, quyền dân tộc tự quyết, ngăn chặn chủ nghĩa thực dân và đế quốc, giải quyết các mâu thuẫn quốc tế bằng biện pháp hòa bình….
Từ khi thành lập, IADL đã có nhiều hoạt động tích cực trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, dân chủ, nhân quyền tại nhiều nước trên thế giới như kêu gọi trả tự do cho cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela; tham gia cùng Liên Hợp Quốc xóa bỏ chính sách Apartheid tại Nam Phi (năm 1946); tổ chức thực hiện chiến dịch hỗ trợ hòa bình ở Trung Đông và công nhận quyền tự quyết của người Palestin (năm 1980); hỗ trợ các nước sản xuất dầu mỏ thực hiện quyền kiểm soát đối với tài nguyên (năm 1971); tổ chức Hội nghị quốc tế về trật tự kinh tế mới tại Mexico (năm 1981); phản đối Mỹ đơn phương sử dụng vũ lực chống Iraq (năm 1998)…

Theo Đời sống và Pháp luật
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập590
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm578
  • Hôm nay7,760
  • Tháng hiện tại607,266
  • Tổng lượt truy cập28,257,011

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:283 | lượt tải:69

Mau ĐXKNHV - HNB

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:518 | lượt tải:159

Mau ĐNCTHV

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:469 | lượt tải:163

144/QĐ-HNB

QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên

Lượt xem:102 | lượt tải:25

136/QĐ-HNB

công khai dự toán ngân sách 2024

Lượt xem:105 | lượt tải:26

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây