Cần “điểm tựa” để doanh nghiệp trụ vững

Thứ sáu - 17/04/2020 17:10   Đã xem: 1795   Phản hồi: 0

Khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, nền kinh tế lập tức bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó hơn 3.000 doanh nghiệp do nữ làm chủ cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Thật khó để cầm cự được lâu dài khi dịch bệnh vẫn còn biến biến phức tạp. Trong bối cảnh, đó những “điểm tựa” về chính sách, cơ chế hỗ trợ sẽ giúp doanh nghiệp trụ vững, để lấy đà vượt qua khó khăn, tạo sức bật mạnh mẽkhi dịch bệnh đi qua.

1 1
1 1
Các sản phẩm gang cầu và gang xám đang bị tồn đọngchờ xuất sang thị trường Châu Âucủa Công ty Cổ phần Kim khí Bắc Thái

Covid-19 và những kịch bản khó khăn không được lường trước

Là doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm từ gang cho thị trường châu Âu như: Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia… Công ty Cổ phần Kim khí Bắc Thái (BMC) là một trong những đơn vị chịu ảnh hưởng nặng nề do Covid-19. Đơn hàng xuất khẩu sụt giảm tới50%, nhất là ở thị trường châu Âu; hàng sản xuất ra tồn kho lớn. Ngoài ra, nguồn nguyên liệu chính từ Trung Quốc cũng trở nên khan hiếm vàtăng giá nhiều. Chị Vũ Thị Vân, Phó Tổng Giám đốc Công ty cho rằng: Thời điểm này, khi Chính phủ thực hiện chủ trương cách ly toàn xã hội thì doanh nghiệp lại càng khó khăn hơn. Công nhân và người lao động có tâm lý bất an, một số xin nghỉ việc hoặc đi làm không đều, không đủ ngày công nên ảnh hướng tới tiến độ sản xuất và bàn giao hàng. Thậm chí khi có hàng rồi cũng khó tìm được phương tiện vận chuyển. So với cùng kỳ năm 2019, doanh thu của chúng tôi chỉ đạt 60%; lợi nhuận giảm tới 30%. Về lâu dài, nhiều khách hàng có có thể bị phá sản hoặc khó khăn nên chúng tôi khó thu hồi tiền hàng, không có đơn hàng nữa. Vì vậy, bản thân công ty rất khó để vực dậy.
Với Công ty CP Chè Hà Thái, dịch Covid-19 cũng gây ra nhiều hiệu ứng tiêu cực. Doanh nhiệp chủ yếu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu chè sang Mỹ, Ba Lan, Đức và một số nước Trung Đông. Thông thường, Công ty có 10 cán bộ hưởng lương thường xuyên; 50-60 lao động thời vụ, làm công nhật thu hái và chế biến chè với mức thù lao 200 nghìn/ngày. Từ khi dịch bùng phát, mối tiêu thụ sản phẩm bị cắt đứt hoặc gián đoạn, nhưng đến thời điểm hiện tại thì ngưng hoàn toàn. Chị Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP Chè Hà Thái đã có quyết định khó khăn là đóng cửa quy trình sản xuất. Toàn bộ diện tích chè nguyên liệu cho những lao động thời vụ trước đây tự thu hái, chế biến và bán lấy tiền. “Doanh nghiệp hiện tại không có nguồn thu để trả lương, đóng bảo hiểm cho lao động cơ hữu. Khi dịch đi qua sẽ phải mất rất nhiều thời gian mới phục hồi trở lại được. Chúng tôi mong muốn được hỗ trợ miễn tiền thuê đất, cho chậm trả tiền bảo hiểm xã hội như một phao cứu cánh qua giai đoạn khó khăn này” - chị Hiền đề nghị.
 
Công ty TNHH in và thiết kế thương hiệu Tuấn Hoàng đã đóng cửa các cơ sở in ấn để thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ
Dịch Covid-19 bùng phát và lây lan nhanh chóng, mọi doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng ở mức độ khác nhau. Chị Hoàng Thị Hải Linh, Phó Giám đốc Công ty TNHH in và thiết kế thương hiệu Tuấn Hoàng thông tin: Khi mới bắt đầu, chúng tôi còn túc tắc công việc. Thế nhưng thời điểm thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ thì doanh nghiệp buộc phải đóng cửa hết cơ sở. Các hợp đồng đã ký bị ùn tắc. Không có doanh thu nhưng đơn vị vẫn phải trả lương cho 10 cán bộ, người lao động; chi phí tiền điện và thuê mặt bằng mỗi tháng gần 50 triệu đồng. Để giảm bớt khó khăn trước mắt, chị Linh đã xin cấp phép mở thêm “Bách hóa tổng hợp Đây rồi” tại ngã tư Minh Cầu (T.P Thái Nguyên) để bán các sản phẩm thiết yếu như lương thực, rau củ quả an toàn các vùng miền… phục vụ nhu cầucủa người dân. Còn đối với doanh nghiệp Việt Phượng, tất cả 5 cơ sở tại tại Thái Nguyên, Cao Bằng và Hà Giang trước kia vốn luôn nhộn nhịp thì nay đóng cửa im lìm. Giám đốc doanh nghiệp, chị Hàn Thị Phượng lo lắng: “Tình hình này nếu kéo dài, chúng tôi thực sự sẽ rất khó khăn”.
Những kiến nghị từ thực tế khó khăn
Trước tình hình khó khăn đó, các doanh nghiệp đã áp dụng nhiều giải pháp để giảm thiểu thiệt hại, như: Tích cực tìm thị trường mới, nâng cao chất lượng phục vụ, cắt giảm chi phí và thu hẹp sản xuất. Một số doanh nghiệp cho người lao động làm việc tại nhà, linh hoạt về thời gian làm việc, không cắt giảm lao động nhưng giảm giờ làm, khuyến khích một số lao động nghỉ không lương tạm thời, nghỉ phép năm. 
Nhưng đó chỉ là các giải pháp tình thế, ngắn hạn còn để giải cứu doanh nghiệp khỏi nguy cơ phá sản hàng loạt, giảm thiểu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 thì rất cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ làm điểm tựa để trụ vững.Trong đó, có thể kể đến như Ở lĩnh vực thuế phí, cộng đồng doanh nghiệp mong cục thuế địa phương sớm có hướng dẫn chi tiết, cụ thể kịp thời về hoãn, miễn giảm, giảm các loại thuế phí phải nộp; xem xét miễn giảm tiền thuê đất đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng trong năm 2020; xem xét miễn, giảm, giãn thời gian đóng bảo hiểm cho các doanh nghiệp. Sớm ban hành văn bản hướng dẫn trả lương người lao động trong trường hợp phải cách ly do dịch bệnh;
 Ngoài việc tiếp tục hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, Chính phủ cũng cần hỗ trợ trực tiếp cho người lao động. Việc này sẽ gián tiếp giúp doanh nghiệp giữ nguồn lao động khi người lao động vẫn đủ sinh kế trong giai đoạn này. Doanh nghiệp cũng giảm nhẹ phần nào gánh nặng thỏa thuận và chăm lo cho người lao động.
3 1
Những trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất được mua bằng nguồn vốn vay từ ngân hàng nhưng phải dừng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19 đang khiến cho nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh khó khăn
Về thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa, hiện nay, quy trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan, hàng hóa nhập khẩu đều qua quy trình tham vấn giá. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 lan rộng, giá nhập khẩu hàng hóa liên tục biến động giảm với biên độ không ổn định, giá nhập khẩu thực tế sẽ thấp hơn giá theo văn bản quy định của hải quan đối với hầu hết loại hàng hóa. Khi tuân thủ quy định này, doanh nghiệp sẽ quyết định giảm nhập khẩu hàng hóa. Cán cân cung cầu do đó sẽ bị mất cân bằng, ảnh hưởng nghiệm trọng không chỉ tới doanh nghiệp mà còn cả nền kinh tế nói chung. Vì thế, kiến nghị cơ quan hải quan cập nhật giá thị trường một cách thường xuyên và linh hoạt hơn để đưa ra yêu cầu tham vấn giá phù hợp hoặc loại bỏ hẳn khâu tham vấn giá đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời điểm này.
Hội Nữ doanh nhân Thái Nguyên hiện có trên 200 doanh nghiệp hội viên hoạt động theo 06 cụm trên phạm vi toàn tỉnh. Qua khảo sát toàn diện 24 yếu tố, điều kiện phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến Covid-19 do Hội thực hiện mới đây cho thấy: 46% doanh nghiệp chỉ cầm cự được 3 tháng; 19% doanh nghiệp cầm cự được 6 tháng; 18% cầm cự được 1 năm và chỉ 17% đơn vị cự được trên 1 năm. Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp khó cầm cự được thời gian dài vì bị dịch bệnh gây mất hoặc thu hẹp thị trường tiêu thụ, thiếu nguồn cung nguyên liệu đầu vào, thiếu dòng tiền phục vụ sản xuất, kinh doanh và thu hẹp lực lượng lao động. Hầu hết doanh nghiệp thuộc Hội Nữ doanh nhân tỉnh đều trong tình trạng giảm doanh thu. Trong đó, có 75,15% số doanh nghiệp bị giảm từ 10% đến trên 50% theo kế hoạch của năm 2020; trên 71% số doanh nghiệp có lao động phải cho nghỉ do thực hiện giãn cách xã hội, nghỉ làm để trông con do nhà trường đóng cửa, nghỉ làm do lo ngại dịch bệnh, nghỉ do thiếu việc...
 
cdca668f35dacf8496cb
Để giảm bớt khó khăn trước mắt, hội viên Hội Nữ DN tỉnh Hoàng Thị Hải Linh đã bán thêm các sản phẩm thiết yếu như lương thực, rau củ quả an toàn các vùng miền… phục vụ nhu cầu của người dân phòng, chống dịch Covid-19

Chị Nguyễn Thị Vinh, Chủ tịch Hội Nữ Doanh nhân tỉnh cho biết: Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hội viên, cộng đồng doanh nghiệp nữ trong tỉnh đã tổng hợp các ý kiến kiến nghị để gửi tới cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết một số nội dung. Cụ thể là, đề xuất bổ sung và công bố sớm danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phù hợp với điều kiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và lưu thông các hàng hóa dịch vụ, phục vụ đời sống nhân dân, ngay cả trong trường hợp cần siết chặt hơn các biện pháp cách ly, phong tỏa. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp; có mức giảm sâu thêm từ 2-3% đối với khoản vay mới và vay hiện hữu. Trong bối cảnh khó khăn chung, có thể tạm hoãn, giãn hoặc miễn giảm các khoản thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân của người lao động; tạm dừng các khoản đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động vào quỹ công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... Ngoài ra, đối với việc thẩm định, đánh giá thiệt hại, xác định đối tượng doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ do trên thực tế các ngân hàng thương mại thực hiện khác nhau nên cần xem xét nới lỏng các tiêu chí cho phép cung cấp các khoản vay bình thường và các khoản vay lãi suất thấp.
Chỉ thị 11/CT-TTg giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh do dịch Covid-19cùng rất nhiều nghị định, chính sách của các bộ, ban ngành đã và đang hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khủng hoảng dịch bệnh rất tích cực và thiết thực.Những giải pháp, kiến nghị nêu trên của cộng đồng doanh nghiệp nữ nói riêng, cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh nói chung rất cần Trung ương, tỉnh tiếp tục quan tâm và sớm trở thành hiện thực.Việc hỗ trợ khắc phục khó khăn bằng các gói tín dụng và tài khóa được cho là rất quan trọng ở thời điểm hiện tại, giúp doanh nghiệp trụ vững trước sóng gió,lấy đà phát triểnvà bứt phá mạnh mẽ, cộng lực cho lò xo kinh tế bật dậy sau khi chiến thắng đại dịch.
Trần Nhung

Tác giả bài viết: Trần Nhung

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập46
  • Hôm nay33,832
  • Tháng hiện tại626,149
  • Tổng lượt truy cập27,485,773

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:199 | lượt tải:63

Mau ĐXKNHV - HNB

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:425 | lượt tải:145

Mau ĐNCTHV

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:422 | lượt tải:152

144/QĐ-HNB

QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên

Lượt xem:56 | lượt tải:16

136/QĐ-HNB

công khai dự toán ngân sách 2024

Lượt xem:57 | lượt tải:18

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây