Vợ chồng nhà nông giỏi làm ăn

Thứ hai - 15/06/2020 10:00   Đã xem: 805   Phản hồi: 0

Liên tục từ năm 2016 đến 2019, anh Ngọ Văn Điền (41 tuổi, xóm Non Tranh, xã Tân Thành, huyện Phú Bình) được công nhận danh hiệu “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” của huyện Phú Bình và của tỉnh. Vợ anh là chị Đàm Thị Quy, dân tộc Nùng (33 tuổi) là một trong 4 đại biểu của tỉnh Thái Nguyên tham dự Lễ tuyên dương điển hình tiên tiến toàn quốc trong phong trào “Cả nước chung sức xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”. Nhìn cơ ngơi nhiều tỷ đồng được tạo dựng từ đôi bàn tay trắng, mọi người đều hết sức ngưỡng mộ ý chí vươn lên của đôi vợ chồng trẻ này.

điền quy 3

Vợ chồng “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” Ngọ văn Điền và Đàm Thị Quy
- Đến năm 2009, gia đình em vẫn thuộc diện hộ nghèo. Em có đến 9 anh chị em, em là thứ 6 - Anh Điền vui vẻ kể.
Lấy nhau, anh chị được cha mẹ dựng cho một căn nhà đất trình tường và cho 3 sào ruộng cấy lúa. Vợ chồng trẻ gắng sức bới đất lật cỏ, làm mọi việc để kiếm tiền nuôi con và xây đắp tổ ấm gia đình. Ban đầu anh chị cũng chỉ cấy lúa, chăn nuôi lợn gà tăng gia. Nhờ tính cẩn thận lại mát tay nên đàn gà cứ đông dần, được đem ra chợ bán, rồi thấy chợ xa được giá hơn, bán gà của nhà lại bán giúp gà cho hàng xóm. Rồi thành mối giao gà thịt cho nhiều đại lý. Đầu tiên là buôn nhỏ rồi thành buôn lớn. 
- Hồi đấy chăn nuôi quy mô hộ gia đình hàng nghìn gà thịt bắt đầu phát triển nhưng con giống đều phải mua từ nơi khác về, rất bị động, nhiều khi còn không mua được. Năm 2009, nhận thấy đây là thị trường khả quan, nhà em lại được Hội Phụ nữ xã đứng ra tín chấp cho vay vốn hộ nghèo với số tiền 15 triệu đồng, thế là hai vợ chồng bàn nhau mở lò ấp và nuôi gà mái đẻ. 
Đôi vợ chồng trẻ đã thu xếp gia đình thay nhau vừa làm ăn, vừa trông nom con cái để tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, đến các gia đình đã chăn nuôi lâu năm tại địa phương để học hỏi kinh nghiệm. Thậm chí chị Quy còn dành 3 tháng trời về Trung tâm nghiên cứu gia cầm (thuộc Viện gia cầm - Bộ Nông nghiệp và PTNT) để tập huấn kiến thức chăn nuôi, phòng bệnh, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho gà và kỹ thuật làm lò ấp trứng. 
Nhờ sự đồng lòng quyết tâm, năm 2012 anh chị đã được công nhận thoát nghèo, bắt đầu có vốn liếng đầu tư mua thêm đất đai, trang thiết bị để mở rộng quy mô trang trại.
Đến nay, đôi vợ chồng trẻ đã có hơn 3ha đất với trang trại gà hiện đại gồm 2 vạn gà mái đẻ, 1 vạn gà hậu bị, 13 lò ấp, mỗi ngày cấp bán gần 1 vạn gà con ra thị trường. Anh chị thường xuyên thuê 10-15 lao động trong xã với mức thu nhập ổn định 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, gia đình đã đầu tư mua xe ô tô tải để vận chuyển hàng, trạm điện trên 1 tỷ đồng và làm đường bê tông hơn 400 triệu đồng.
Đồng thời với phát triển kinh tế gia đình và giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, anh chị đã đóng góp nhiều tiền của cho các hoạt động tại địa phương, tích cực góp phần xây dựng NTM của xã Tân Thành đưa Phú Bình trở thành huyện đầu tiên của tỉnh cán đích NTM.
Ngọc Khuê

 
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập168
  • Hôm nay4,468
  • Tháng hiện tại426,674
  • Tổng lượt truy cập26,709,086

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:127 | lượt tải:53

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:356 | lượt tải:130

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:368 | lượt tải:140

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:832 | lượt tải:191

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:862 | lượt tải:262

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây