Hướng học sinh về với cội nguồn

Thứ sáu - 19/04/2024 10:39   Đã xem: 835   Phản hồi: 0

Nằm tại một trong những phường trung tâm nhất của thành phố Thái Nguyên, Trường THCS Trưng Vương tự hào mang tên người nữ anh hùng của dân tộc. Cũng tại phường Trưng Vương có Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đình Hùng Vương. Hàng năm, vào dịp 10-3 âm lịch, cô và trò nhà trường sôi nổi tham gia Lễ rước kiệu Vua Hùng cùng đông đảo nhân dân trên địa bàn.

Trường THCS TV
Cô trò Trường THCS Trưng Vương tham gia rước kiệu Vua Hùng nhân Lễ giỗ Tổ năm 2024

Em Nguyễn Anh Tuấn (lớp 9A, Trường THCS Trưng Vương) cho biết em và các bạn học sinh luôn rất mong chờ Lễ rước kiệu Vua Hùng vào tháng Ba âm lịch hàng năm.
Đây không chỉ là hoạt động văn hoá lớn của địa phương mà còn là ngày hội của toàn trường. Hàng trăm học sinh các khối lớp sẽ được chọn tham gia đoàn rước, gồm 50 người con theo cha, 50 người con theo mẹ, đội rước kiệu, đội mang đồ lễ ... trong trang phục cổ xưa cách điệu.
Trong quá trình luyện tập và tham gia buổi lễ, các em hiểu rõ thêm về quá trình dựng nước của các Vua Hùng cùng truyền thống anh hùng bất khuất chống giặc ngoại xâm trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Thái Nguyên đã giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
Em Tuấn chia sẻ qua sự kiện này em hiểu thêm ý nghĩa thiêng liêng của từ “đồng bào”, càng tự hào với nguồn gốc “con Rồng cháu Tiên”, em và các bạn tự hứa sẽ chăm chỉ học hành trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng quê hương đất nước, xứng đáng với tổ tiên.
Bản thân em, thông qua những hoạt động ngoại khoá rất có ý nghĩa đã thêm yêu môn Lịch sử và trở thành học sinh giỏi môn học này.
Thời gian qua, các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh đã thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung dạy học thông qua di tích lịch sử vào một số môn học, sử dụng kiến thức lịch sử địa phương, lịch sử đảng bộ địa phương để làm sáng tỏ thêm một số vấn đề của lịch sử dân tộc, lịch sử đảng.
Cô Bùi Thị Vân Anh, giáo viên môn Lịch sử, trường THCS Trưng Vương tâm sự: 
-    Việc giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng được Sở Giáo dục đào tạo hướng dẫn các nhà trường thực hiện thông qua các giờ học chính khoá và hoạt động ngoại khoá. Trong các giờ học chính khoá, giáo viên chủ động, linh hoạt lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng trong các môn học và hoạt động giáo dục nhất là các môn Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Giáo dục địa phương… tích cực đổi mới phương pháp dạy học để chuyển tải nội dung, giúp học sinh hứng thú, tự giác tìm hiểu, trân trọng giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bản thân cô Vân Anh đã có sáng kiến “Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam - Lịch sử 8, 9 ở Trường THCS Trưng Vương”. Thực tế cho thấy học sinh đã biết vận dụng kiến thức đã học để tự rèn luyện, hoàn thiện đạo đức và nhân cách; thực hiện tốt pháp luật; trung thực đúng mực trong các mối quan hệ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, gia đình và những người xung quanh; biết giúp đỡ, đoàn kết, duy trì cuộc sống an toàn... Đặc biệt, đa số các em đã có ý thức và tự giác hơn trong việc học tập và rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng, Phó Giám đốc Sở GDĐT:
-    Các cơ sở giáo dục triển khai rất hiệu quả nội dung giáo dục địa phương trong đó có giáo dục thông qua di tích lịch sử - văn hoá cùng với phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Hầu hết các bài học địa phương của môn lịch sử giáo viên và học sinh đã chú ý khai thác triệt để các di tích trên địa bàn. 
Nhiều trường đã vận dụng vào thực tiễn dạy học và các hoạt động giáo dục khác. Trong cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học và cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn dành cho học sinh trung học do Bộ GDĐT tổ chức, Thái Nguyên đã có nhiều bài dạy, bài viết hay có sử dụng tư liệu về các di tích của địa phương. Nhiều trường THCS, THPT đã thành lập CLB Nhà sử học trẻ tuổi với hình thức hoạt động đa dạng như tổ chức các diễn đàn, toạ đàm trao đổi về phương pháp học tập lịch sử, tổ chức các hội thi Rung chuông vàng, Tri thức học đường, Theo dòng lịch sử, … Nhiều buổi kết nạp Đoàn, Đội kết hợp với sinh hoạt ngoại khoá được tổ chức tại các di tích lịch sử - văn hoá,… Đây là những hoạt động thiết thực, ý nghĩa, gắn việc học tập trên lớp với trải nghiệm thực tiễn nhằm giúp học sinh hiểu biết hơn về lịch sử dân tộc, truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, khơi dậy lòng tự hào và niềm tin vững chắc vào Đảng, vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo.  Từ đó các em hiểu hơn về truyền thống cách mạng, những đóng góp to lớn của các thế hệ cha anh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, đã góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tạo động lực để các em học sinh phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện. 

 

Tác giả bài viết: Ngọc Khuê

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập134
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm128
  • Hôm nay8,217
  • Tháng hiện tại37,496
  • Tổng lượt truy cập20,999,606

Hình ảnh nổi bật

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:402 | lượt tải:90

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:400 | lượt tải:116

mẫu 1

mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam

Lượt xem:515 | lượt tải:137

73/KH-UBND

Kế hoạch Tổ chức Giải thưởng báo chí Huỳnh Thúc Kháng tỉnh Thái Nguyên lần thứ I - năm 2024

Lượt xem:552 | lượt tải:128

375/QĐ-TTg

Quyết định Về việc phê duyệt Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:558 | lượt tải:155

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây