Tháng Năm, về Pác Bó

Thứ tư - 18/05/2022 15:21   Đã xem: 951   Phản hồi: 0

Từng được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn làm nơi ở và hoạt động cách mạng trong những năm 1941 - 1945, Pác Bó (thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng) là địa chỉ đỏ thiêng liêng để người dân cả nước hướng về. Cũng như mọi năm, Kỷ niệm 132 Ngày sinh của Bác năm nay, Khu di tích lịch sử quốc gia Pác Bó đón hàng chục ngàn lượt khách về thăm và báo công lên Bác.

Nhà tưởng niệm Bác Hồ ở Pác Bó
Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pác Bó
Cách thành phố Cao Bằng khoảng 45 km, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó nằm sát với biên giới Việt -Trung. Theo tiếng địa phương, Pác Bó có nghĩa là “miệng nguồn” hay còn là “đầu nguồn”. Đây cũng là nơi gắn liền với giai đoạn lịch sử quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh những năm từ 1941 - 1945. Sau hơn 30 năm bôn ba nước ngoài đi tìm đường cứu nước, ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vượt mốc 108 trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Pác Bó được Người chọn làm nơi ở và hoạt động cách mạng, tại đây, Người đã có nhiều chủ trương và quyết định quan trọng cho sự thành công của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945... Khu Di tích lịch sử Pác Bó được xem như bảo tàng sống động, lưu trữ tư liệu, hiện vật gắn liền với giai đoạn non trẻ của cách mạng Việt Nam, với cuộc đời giản dị và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là nơi tưởng nhớ, khắc ghi công lao to lớn của Người đối với dân tộc, nơi nhân dân thể hiện lòng tôn kính, ngưỡng mộ đối với Người, đồng thời giáo dục truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước cho các thế hệ trẻ.
tham quan Suối Lê Nin
Đông đảo du khách tham quan suối Lê Nin

Đặt tại Km số 0 của đường Hồ Chí Minh lịch sử, đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pác Bó là nơi hội tụ nhiều giá trị tâm linh, giá trị về giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng và Bác Hồ kính yêu. 
Công trình gồm 169 bậc, 100 bậc đầu tiên là kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1990); 69 bậc tiếp theo là  năm Bac mất 1969. Toàn bộ khuôn viên, cây xanh được thiết kế, bố trí trồng các loại cây gắn với kỷ niệm sâu sắc về cuộc đời, quê hương của Bác, về thành quả cách mạng to lớn của Trung ương Đảng, của Bác Hồ đã cống hiến cho dân tộc ta. Đền thờ là hình ảnh cách điệu ngôi nhà sàn duyên dáng của người dân tộc Cao Bằng; giản dị, trang nghiêm, có tính biểu tượng cao và gây ấn tượng sâu sắc. Đây không chỉ là đền thờ Bác mà còn là nơi thể hiện công lao to lớn của Người; thể hiện lòng biết ơn, tôn trọng của dân tộc ta với Người và cũng là nơi giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước đối với mọi thế hệ con cháu Việt Nam.
Phía trên của Đền là biểu tượng lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh - Ngọn đuốc soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam. Tại vị trí trang trọng nổi bật là bức hoành phi và đôi câu đối do Giáo sư, anh hùng lao động Vũ Khiêu phụng thảo. Bức hoành phi “Hồng nhật cao minh” ví chủ tịch Hồ Chí Minh như ánh mặt trời đỏ chiếu sáng soi đường cho cách mạng Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 132 năm Ngày sinh của Bác năm nay, chúng tôi về Pác Bó, cùng nhau ôn lại những dấu mốc lịch sử cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, thăm lại những điểm di tích gắn với một thời kỳ lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam những năm 1941- 1945, thời kỳ chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. 
Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc cùng 05 đồng chí đã về nước và ở tại nhà ông Lý Quốc Súng, sau đó chuyển vào hang Cốc Bó, hang Lũng Lạn và lán Khuổi Nặm. Tại đây, từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941, đã diễn ra Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8. Hội nghị đã nhận định rõ tình hình trong nước và thế giới, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh, xây dựng căn cứ địa cách mạng, phát triển chiến tranh du kích, khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cả nước. Và, cũng tại lán Khuổi Nặm II, Bác đã thành lập Báo Việt Nam độc lập. Ngày 22/12/1944, tại rừng Trần Hưng Đạo, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, gồm 34 chiến sĩ, dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp. Trong giai đoạn này, Bác đã biên soạn nhiều tài liệu như: Lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô, Cách đánh du kích, Điều lệ Đảng, Phụ nữ cứu quốc, Phụ lão cứu quốc, Thanh niên cứu quốc và đặc biệt là biên soạn bức thư Kính cáo đồng bào (ngày 06/6/1941), kêu gọi toàn dân đoàn kết đánh kẻ thù chung là thực dân Pháp, phát xít Nhật và Việt gian, giành độc lập, tự do. Ngày 04/5/1945, Bác cùng đoàn cán bộ rời Pác Bó về Tân Trào (Tuyên Quang) để chỉ đạo, tập hợp quốc dân tham gia tổng khởi nghĩa để giành chính quyền trong cả nước, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (ngày 02/9/1945), nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Pác Bó hôm nay
Pác Bó hôm nay đạt nhiều thành tựu trong chương trình xây dựng NTM

Tháng 2 năm 1961 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm lại Pác Bó, thăm nơi ở và làm việc của mình hai mươi năm trước, thăm núi Lê Nin, núi Các Mác... Người đã xúc động làm bài thơ:
Hai mươi năm trước ở nơi này
Đảng vạch con đường đánh Nhật Tây
Lãnh đạo toàn dân ta kháng chiến
Non sông gấm vóc có ngày nay.
Ngoài ý nghĩa, giá trị về mặt lịch sử, Pác Bó còn là nơi có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, sơn thủy hữu tình với hang Cốc Bó nơi Bác từng sống và làm việc, ngọn núi Các Mác hùng vĩ, suối Lê Nin trong vắt… đã góp phần khiến cho mảnh đất Pác Bó hôm nay có những đổi thay diệu kỳ. 

Tác giả bài viết: Ngọc Khuê

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập202
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm195
  • Hôm nay28,608
  • Tháng hiện tại93,987
  • Tổng lượt truy cập22,487,990

Hình ảnh nổi bật

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:80 | lượt tải:30

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:80 | lượt tải:27

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:558 | lượt tải:129

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:554 | lượt tải:179

mẫu 1

mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam

Lượt xem:731 | lượt tải:182

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây