7 nội dung công tác trọng tâm trong việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Thứ năm - 30/12/2021 08:48   Đã xem: 651   Phản hồi: 0

Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương và Tỉnh ủy Thái Nguyên về việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022; để chuẩn bị các điều kiện phục vụ nhân dân đón mừng năm mới 2022 và vui xuân, đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Ngày 24/12/2021, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 6524/UBND-CNN&XD về việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022 trên địa bàn tỉnh, trong đó yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thành phố, thị xã, các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện tốt 07 nội dung công tác trọng tâm sau:

1. Tập trung nỗ lực cao nhất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với các nguy cơ dịch bệnh; tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, hạn chế tối đa tổ chức các hoạt động tập trung đông người nếu không thực sự cần thiết. Đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, tổ chức chính quyền các cấp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, bảo đảm vừa phòng, chống dịch Covid-19 có hiệu quả, vừa duy trì sản xuất, kinh doanh, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2021 và kịp thời triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2022.
2. Không tổ chức thăm, chúc Tết lãnh đạo các cấp; không biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; không dự các lễ chùa, lễ hội nếu không được phân công; không tham gia các hoạt động mê tín dị đoan; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động lễ hội, vui chơi... Thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nêu cao vai trò của người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương.
3. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tổ chức tốt Chương trình “Tuần cao điểm Tết vì người nghèo năm 2022”; các hoạt động thăm hỏi, động viên, chăm lo các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, cán bộ lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, bệnh binh, người có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hộ nghèo, công nhân, người lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, bảo đảm các điều kiện cần thiết để mọi nhà, mọi người dân đều được vui xuân, đón Tết. Tổ chức thăm hỏi các nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo tiêu biểu, các đơn vị lực lượng vũ trang, lực lượng đang ở tuyến đầu chống dịch và các đơn vị khác làm nhiệm vụ trong những ngày Tết.
4. Tăng cường công tác nắm tình hình, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; phòng ngừa, phát hiện sớm, sẵn sàng phương án ngăn chặn, xử lý hiệu quả các tình huống có thể xảy ra, không để bị động, bất ngờ, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Thường xuyên tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông, buôn bán, vận chuyển, sử dụng vũ khí, pháo nổ, vật liệu nổ trái phép, vi phạm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19... Tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; không để xảy ra các vụ khiếu kiện đông người, phức tạp về an ninh, trật tự. 
5. Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thị trường, bình ổn giá, bảo đảm cân đối cung - cầu, lưu thông hàng hóa, dịch vụ, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trước, trong và sau Tết. Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ, tích trữ, đẩy giá hàng hóa tăng cao bất thường để thu lợi bất chính. Có phương án, kế hoạch bảo đảm đủ phương tiện vận chuyển hàng hóa, phương tiện giao thông công cộng để nhân dân đi lại thuận tiện, an toàn, bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19; kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông, nhất là trong dịp Tết. Làm tốt công tác y tế dự phòng, vệ sinh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống dịch bệnh. Bố trí đội ngũ y, bác sĩ trực cấp cứu 24/24 giờ, bảo đảm thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trước, trong và sau Tết.
6. Các cơ quan, đơn vị, địa phương có kế hoạch phân công, bố trí cán bộ, công chức, người lao động trực để xử lý, giải quyết kịp thời mọi công việc trong thời gian nghỉ Tết và trở lại làm việc ngay sau khi kết thúc thời gian nghỉ Tết, bảo đảm các hoạt động diễn ra thuận lợi, thông suốt, không để ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhân dân và doanh nghiệp; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo trong dịp nghỉ Tết. Chủ động chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân, cung ứng đầy đủ giống, vật tư nông nghiệp cho nhân dân; chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ trồng rừng và các loại cây trồng khác; làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
7. Tăng cường công tác quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch trước, trong và sau Tết theo Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, tổ chức lễ hội và các quy định, hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Việc tổ chức các hoạt động lễ hội vui Xuân, lễ kỷ niệm, tổng kết năm phải bảo đảm an toàn, tiết kiệm, lành mạnh, thiết thực, phù hợp với thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa dân tộc. Nghiêm cấm tổ chức các lễ, hội không đúng quy định và trái với thuần phong, mỹ tục. Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín dị đoan, truyền bá văn hoá độc hại, tệ nạn cờ bạc, hoạt động của các tổ chức tự xưng, tổ chức bất hợp pháp. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc tham gia các hoạt động văn hóa, lễ hội, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tham gia bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, nhất là an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm. Lãnh đạo các địa phương căn cứ tình hình cụ thể, cân nhắc thận trọng, đề xuất, quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới 2022 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần phải phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương, bảo đảm tiết kiệm, tuyệt đối an toàn và không sử dụng ngân sách Nhà nước.


 

Tác giả bài viết: Hồng Hải

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập111
  • Hôm nay40,067
  • Tháng hiện tại605,650
  • Tổng lượt truy cập25,152,593

Hình ảnh nổi bật

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:238 | lượt tải:88

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:246 | lượt tải:90

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:718 | lượt tải:163

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:723 | lượt tải:224

mẫu 1

mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam

Lượt xem:934 | lượt tải:228

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây