Thành công với mô hình chăn nuôi ở làng hoa

Thứ ba - 04/01/2022 17:10   Đã xem: 810   Phản hồi: 0

Vài năm gần đây, nghề trồng Đào mang lại cuộc sống khấm khá hơn cho người dân phường Cam Giá, Thành phố Thái nguyên, nhưng hiện nay mô hình chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản lại đang là hướng đi mới được nhiều người dân lựa chọn và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một trong những hộ dân mạnh dạn theo hướng đi ấy là gia đình anh Đỗ Quang Sơn, Tổ 7, phường Cam Giá, mỗi năm thu lãi gần 1 tỷ đồng, giúp gia đình anh vươn lên làm giàu trên mảnh đất được mệnh danh là “xứ sở” hoa Đào.

Mô hình nuôi bò thịt của anh Đỗ Quang Sơn (phải) tại tổ 7, phường Cam Giá, T P Thái Nguyên
Mô hình nuôi bò thịt của anh Đỗ Quang Sơn (phải) tại tổ 7, phường Cam Giá, T.P Thái Nguyên


Tốt nghiệp THPT, anh Đỗ Quang Sơn, sinh năm 1985 xin vào làm công nhân tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Song với đồng lương ít ỏi, cuộc sống gia đình khó khăn, là lao động chính của gia đình anh luôn đau đáu trong lòng là phải làm sao để cuộc sống gia đình khấm khá lên. Năm 2016, anh xin nghỉ làm tại Công ty, để bắt đầu lập nghiệp. Qua tìm hiểu, anh Sơn nhận thấy mô chăn nuôi trâu, bò tại một số nơi mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên mang mô hình chăn nuôi bò thịt về áp dụng tại địa phương. Anh thuyết phục bố mẹ để anh thuê lại hơn 1ha đất bãi soi cạnh bờ sông Cầu chảy qua địa bàn phường, làm hệ thống chuồng trại chăn nuôi bò thịt và bò sinh sản. Ban đầu anh chỉ nuôi thử nghiệm vài con, sau thấy hiệu quả cao, anh đã mạnh dạn vay hơn 600 triệu đồng từ Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đầu tư, cải tạo, mở rộng chuồng trại chăn nuôi với số lượng 20 con bò thịt giống 3B; đồng thời nâng diện tích trồng cỏ lên gần 1ha. Hiện nay, mỗi năm anh Sơn cho xuất chuồng từ 40 đến 60 con bò thịt, trừ chi phí anh thu lãi từ 18 – 20 triệu đồng/con. Chia sẻ về mô hình của mình, anh Sơn cho biết: Quan trọng nhất để thành công với mô hình này là phải có nguồn giống chất lượng tốt. Giống bò 3B có ưu điểm là lớn nhanh, từ lúc vào giống cũng chỉ khoảng một năm là có thế xuất bán với trọng lượng mỗi con đạt khoảng 500kg, giống bò này có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh. Quy trình chăm sóc cũng không quá phức tạp, thức ăn chủ yếu là cỏ, đến giai đoạn vỗ béo thì cho ăn thêm các loại cám công nghiệp. Chuồng trại thoáng mát, tiêm vaccine đầy đủ thì gần như là nắm chắc phần thắng. Hiện nay đầu ra cho bò thịt rất thuận lợi với giá bán cao khoảng 90 - 100 nghìn đồng/kg/ hơi. Sang năm anh dự định sẽ đầu tư thêm 200 m2 chuồng trại, nâng tổng số đầu bò lên trên 100 con.
Niềm vui của anh Đỗ Quang Sơn bên đàn bò giúp kinh tế gia đình anh càng khấm khá
Niềm vui của anh Đỗ Quang Sơn bên đàn bò giúp kinh tế gia đình anh ngày càng khấm khá

 
Thấy kinh tế vợ chồng anh Sơn ngày càng khấm khá nhờ mô hình chăn nuôi bò thịt. Nhiều thanh niên, người dân địa phương thường xuyên đến nhà anh để tham quan và học hỏi kinh nghiệm. Ngoài hỗ trợ về nguồn vốn, anh cũng luôn sẵn sàng chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm về xây dựng chuồng trại, nguồn giống, cách phòng tránh dịch bệnh cho bò…  Do đó số hộ chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản, trên địa bàn toàn phường không ngừng tăng lên. Nhận thấy sự cần thiết trong việc hình thành chuỗi liên kết từ khâu chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ, hướng đến sản phẩm sạch, an toàn, xây dựng và quảng bá thương hiệu, gia tăng giá trị cho sản phẩm cho bò Cam Giá, anh Sơn đã đứng ra xin thành lập “HTX Nông trại an toàn Minh Sơn chính thức đi vào hoạt động vào đầu năm 2021 với 26 thành viên tham gia.
 Cùng với trồng cỏ, chăn nuôi bò, vợ chồng anh Sơn còn trồng hơn 1.000 gốc đào cảnh bán tết, ngoài tạo việc làm liên tục cho các thành viên trong gia đình, còn tạo việc làm thời vụ cho từ 6 đến 10 lao động địa phương. Hiện nay, tổng nguồn thu từ các nguồn của gia đình đạt trên 5 tỷ đồng/năm, trừ chi phí, gia đình thu lãi xấp xỉ 1 tỷ đồng. Nhận xét về tấm gương vượt khó trong phát triển kinh tế của anh Sơn, ông Tạ Quang Khánh, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc phường Cam Giá cho biết: Anh Sơn là một là tấm gương thanh niên tiêu biểu, đại diện cho ý chí và phong trào lập nghiệp, làm giầu trên quê hương của thế hệ trẻ phường. Có được thành quả hôm nay không phải là nhờ may mắn mà đó là sự nhanh nhạy, giám nghĩ, dám làm, sự nỗ lực không ngừng, chịu thương, chịu khó, của bản thân Sơn và gia đình. Tại Đại hội Đảng bộ lần X, phường Cam Giá đã ban hành nghị quyết chuyên đề về  Phát triển Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn, trong đó xác định cây đào và chăn nuôi bò là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Do đó, cấp ủy chính quyền địa phương luôn quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân được chuyển đổi nhiều diện tích đất nông nghiệp không hiệu quả, các bãi bồi ven sông để trồng cỏ nuôi bò. Địa phương cũng đề nghị các cấp, các ngành quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa cho người dân được tiếp cận nhiều nguồn vốn, tăng hạn mức cho vay để nhiều người dân có điều kiện đầu tư vào chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình, qua đó đóng góp vào phát triển kinh tế của địa phương.

Tác giả bài viết: Lê Hưng

Nguồn tin: Hội nhà báo tỉnh Thái Nguyên

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập307
  • Hôm nay4,771
  • Tháng hiện tại604,277
  • Tổng lượt truy cập28,254,022

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:283 | lượt tải:69

Mau ĐXKNHV - HNB

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:518 | lượt tải:159

Mau ĐNCTHV

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:469 | lượt tải:163

144/QĐ-HNB

QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên

Lượt xem:102 | lượt tải:25

136/QĐ-HNB

công khai dự toán ngân sách 2024

Lượt xem:105 | lượt tải:26

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây