Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người

Thứ ba - 28/02/2023 10:31   Đã xem: 298   Phản hồi: 0

Sau 80 năm Đề cương về văn hoá Việt Nam ra đời, tuy có một số nhận định cụ thể đã bộc lộ hạn chế lịch sử của nó, nhưng đến nay Đề cương vẫn còn nguyên tính thời sự. Đảng ta chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong đó khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa.

Thiếu nhi vui tết
Thiếu nhi TP Thái Nguyên vui đón Tết Nguyên đán Qúy Mão 2023

Tại Hội thảo khoa học kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam diễn ra sáng 27/2, tại Hà Nội và trực tuyến với 63 điểm cầu trên toàn quốc, do Ban Tuyên giáo Trung ương đồng chủ trì với Bộ VH-TT-DL, Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã phát biểu đề xuất một số định hướng và giải pháp phát huy giá trị của Đề cương về Văn hóa Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. 
Bộ trưởng nhấn mạnh việc kế thừa, phát huy các giá trị, nguyên tắc của Đề cương trong phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo hướng bền vững là vô cùng quan trọng và thiết thực. 
Trong đó cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nâng cao nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn nữa về văn hóa theo tinh thần Đề cương về Văn hoá Việt Nam 1943, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 và Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020.
Kiên trì thực hiện quan điểm đổi mới mạnh mẽ tư duy quản lý từ "làm văn hóa" sang "quản lý nhà nước về văn hóa". Sửa đổi, bổ sung các pháp luật liên quan đảm bảo sự đồng bộ, cộng hưởng với pháp luật về văn hóa. Tiếp tục tạo sự chuyển biến thực chất trong công tác xây dựng môi trường văn hoá cơ sở. Nghiên cứu hệ giá trị con người Việt Nam để xây dựng, phát triển con người Việt Nam với những phẩm chất phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Phát triển con người gắn với chăm lo và đề cao văn hóa gia đình; đề cao văn hóa trong nhà trường; đề cao văn hóa trong xã hội, lan tỏa những giá trị truyền thống, "lấy cái đẹp dẹp cái xấu" "lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực".
Phát huy vai trò của văn học - nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, định hướng phát triển nhân cách của con người Việt Nam, nhất là trong thế hệ trẻ. Tập trung phát triển các loại hình nghệ thuật, từ nghệ thuật đại chúng đến nghệ thuật bác học theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Phát huy tối đa vai trò của nhân dân với tư cách là chủ thể của sáng tạo và phát triển văn hóa.
Xây dựng Bộ chỉ số quốc gia về phát triển văn hóa và triển khai ứng dụng định kỳ để đo lường, đánh giá và giám sát sự đóng góp và tăng trưởng của lĩnh vực văn hóa trong tổng thể phát triển quốc gia. Không để tụt hậu và từng bước đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hoá, du lịch.
Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trên tinh thần "đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho sự phát triển lâu dài và bền vững".
Hội Lồng tồng
Người dân nô nức dự Hội Lồng Tồng ATK Định Hóa 

Tại Hội thảo, đã có 01 báo cáo Trung tâm và hơn 170 tham luận nội dung  nghiên cứu, tổng kết, làm rõ sâu sắc hơn nữa nội hàm và mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong tình hình mới trên 3 nguyên tắc cơ bản: "Dân tộc hóa", "Đại chúng hóa", "Khoa học hóa". Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu chính sách phát triển văn hóa, tạo hành lang pháp lý để khơi thông mọi tiềm năng, nguồn lực cho phát triển văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Tập trung thể chế hóa nhiệm vụ và giải pháp trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và Kết luận số 76 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Đặc biệt là tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả bài phát biểu rất sâu sắc, toàn diện của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vào tháng 11/2021. Tập trung nghiên cứu và triển khai toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam gắn với giữ gìn và phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. 
Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; chú ý đầy đủ được yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế. Xây dựng văn hóa trong Đảng, cơ quan Nhà nước và cả hệ thống chính trị để tạo động lực, niềm tin và lan tỏa mạnh mẽ trong nhân dân. Xây dựng phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng do Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo và đội ngũ trí thức giữ vai trò rất quan trọng.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu rõ:
"Vượt lên trên tất cả những khó khăn, thách thức, tư tưởng xây dựng nền văn hóa mới vì dân tộc, đại chúng với một thái độ khách quan, đúng đắn, khoa học của Đề cương đã luôn tạo sức hút, sức thuyết phục và khả năng quy tụ mạnh mẽ tri thức, tâm huyết khát vọng cống hiến của toàn thể nhân dân Việt Nam trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử dân tộc. Vì bản chất cốt lõi của văn hóa chính là "một mặt trận", là "ngọn đuốc soi đường cho quốc dân đi", là "sức mạnh nội sinh", là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và cũng là động lực để thúc đẩy sự phát triển của đất nước" như Đề cương về Văn hóa Việt Nam cùng các văn kiện của Đảng đã khẳng định. Đặc biệt, phát triển văn hóa theo quan điểm mà Đảng ta đã đề ra luôn hướng tới sự toàn diện và hài hòa, trong đó nhân tố con người nắm giữ vị trí then chốt".
Theo đó việc tiếp tục tạo ra được sự bứt phá mạnh mẽ trong phát triển văn hóa, xây dựng toàn diện con người Việt Nam, với tư cách là một trụ cột của sự phát triển, là trung tâm của sự phát triển, là sức mạnh mềm văn hóa trong cấu trúc sức mạnh tổng thể quốc gia, rõ ràng không còn là giải pháp riêng của ngành văn hóa mà cần phải là giải pháp tổng thể của toàn bộ hệ thống chính trị xã hội Việt Nam. Trong đó, việc đầu tư cho văn hóa phải thực sự được chú trọng thông qua các giải pháp đồng bộ có khả năng khơi thông các nguồn lực cho phát triển văn hóa, xây dựng toàn diện con người Việt Nam theo hướng bền vững. 
Tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, UV Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã đề nghị các nhà khoa học, các đại biểu tập trung thảo luận vấn đề chăm lo xây dựng đội ngũ những người làm công tác văn hoá có phẩm chất, năng lực chuyên môn xứng tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới. Bản Đề cương về văn hóa Việt Nam đã cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa có tâm, có tầm, có trách nhiệm trong việc việc khai thông, mở đường phát triển văn hóa nước nhà. Cùng với yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, đội ngũ những người làm công tác văn hoá rất cần được tôn trọng, khuyến khích, động viên, đãi ngộ và tôn vinh, xây dựng cơ chế mở, linh hoạt về tuyển dụng, tiền lương, tạo điều kiện để đội ngũ này phát huy tài năng, sức sáng tạo, cống hiến vào sự nghiệp phát triển văn hóa, con người.
Thông qua Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam và Chương trình quốc gia về văn hóa qua các giai đoạn, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân cho 131 cá nhân, danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú cho 1.619 cá nhân, 452 Nghệ sĩ Nhân dân, 2.623 Nghệ sĩ Ưu tú, 136 tác phẩm, cụm tác phẩm về văn học nghệ thuật được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 669 tác phẩm, cụm tác phẩm được trao tặng Giải thưởng Nhà nước.

Tác giả bài viết: Ngọc Khuê

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập326
  • Hôm nay27,818
  • Tháng hiện tại93,197
  • Tổng lượt truy cập22,487,200

Hình ảnh nổi bật

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:80 | lượt tải:30

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:80 | lượt tải:27

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:558 | lượt tải:129

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:554 | lượt tải:179

mẫu 1

mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam

Lượt xem:731 | lượt tải:182

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây