Y tế thông minh phát huy hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Thứ sáu - 24/02/2023 10:30   Đã xem: 455   Phản hồi: 0

Tỉnh Thái Nguyên có 26 đơn vị trực thuộc Sở Y tế, 01 Bệnh viện Trung ương, 03 bệnh viện ngành, 05 bệnh viện tư nhân, 15 phòng khám đa khoa tư nhân và hơn 1.300 quầy thuốc, nhà thuốc… Thời gian qua, ngành Y tế Thái Nguyên đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác chuyển đổi số, xây dựng nền y tế thông minh, trong đó đặc biệt chú trọng tới các công nghệ số hiện đại, tạo sự thay đổi tích cực toàn bộ hoạt động y tế, từ quản trị đến khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Trạm Y tế Hợp tiến
Trạm y tế Hợp Tiến (huyện Đồng Hỷ) là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của nhân dân trong và ngoài huyện

Trong thời gian vừa qua, ngành Y tế Thái Nguyên đã đẩy mạnh, phát triển đều khắp các phong trào thi đua yêu nước ở tất cả các đơn vị, đến tất cả công chức, viên chức và người lao động, tạo khí thế thi đua sôi nổi, trở thành động lực quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Nổi bật là: Thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, thi đua thực hiện 12 Điều Y đức, phấn đấu thực hiện người thầy thuốc giỏi cũng là người mẹ hiền; thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện dân chủ cơ sở; quy tắc ứng xử, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, xây dựng cơ sở y tế “xanh - sạch - đẹp”; cải tiến chất lượng bệnh viện theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam, bệnh viện an toàn trong phòng, chống COVID-19; thi đua thực hiện phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân... Qua đó, ngành đã đạt được nhiều chỉ tiêu quan trọng như: Tuổi thọ trung bình của người dân đạt 72 tuổi; tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã đạt trên 97%; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm sâu. 
Các cơ sở y tế tập trung cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị hiện đại, phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh đồng thời với tăng cường công tác cải tiến chất lượng bệnh viện, cải cách hành chính trong khám chữa bệnh, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, coi người bệnh là trung tâm, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. 
Bên cạnh đó, ngành Y tế tỉnh cũng đẩy mạnh công tác “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Các đơn vị y tế đã tích cực, chủ động tổ chức tốt công tác giám sát dịch tễ và xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chống dịch. Do đó, mặc dù tình hình dịch bệnh trên thế giới và một số địa phương trong nước diễn biến hết sức phức tạp, nhưng trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh lớn xảy ra.
Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm, tạo môi trường thuận lợi cho các bệnh viện tư nhân và các cơ sở hành nghề y dược tư nhân phát triển. Đội ngũ y, bác sĩ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, ứng dụng tiến bộ khoa học trong khám, chẩn đoán và điều trị; nhiều kỹ thuật mới chuyên sâu được áp dụng đã giúp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế phục vụ người dân ngay tại địa phương.
Thực hiện Đề án công nghệ thông tin y tế thông minh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025 nhằm giúp người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế cơ bản và một số dịch vụ chất lượng cao ngay tại tuyến tỉnh, ngành đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và vận hành, kết nối liên thông dữ liệu từ tỉnh đến huyện, xã, liên thông cổng giám định bảo hiểm y tế, triển khai sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ- trẻ em điện tử, tiến tới hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử và y tế thông minh. 
Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã cho thấy những hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước; giảm quá tải, rút ngắn thời gian khám, chữa bệnh, nâng cao hiệu suất và giải quyết xử lý nhanh các công việc, giảm thiểu sự cố y khoa. 
Tiến sỹ Đặng Ngọc Huy, Giám đốc Sở Y tế Thái Nguyên cho biết:
- Được sự quan tâm của các cấp, ngành liên quan, thời gian qua, ngành Y tế Thái Nguyên đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác chuyển đổi số, xây dựng nền y tế thông minh với 3 trụ cột chính: Phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe thông minh; khám, chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh. Thực hiện Đề án y tế thông minh, ngành đã  triển khai và kết nối giữa các bệnh viện của tuyến tỉnh với các bệnh viện tuyến huyện, bên cạnh đó, kết nối giữa các bệnh viện tuyến tỉnh với nhau; kết nối bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện với các bệnh viện tuyến Trung ương, nâng cao hơn nữa chất lượng khám, điều trị. 
Trạm Y tế Văn Lăng (huyện Đồng Hỷ) là cơ sở y tế tuyến xã đầu tiên của tỉnh thực hiện thí điểm khám, chữa bệnh từ xa. Nhờ đăng ký thực hiện khám chữa bệnh từ xa cho người dân được kết nối với các bệnh viện Trung ương và bệnh viện đầu ngành, khi gặp những trường hợp khó khăn hoặc chuyên môn sâu thì y, bác sĩ của Trạm có thể trao đổi với bác sĩ tuyến trên để có hướng xử trí tốt hơn cho bệnh nhân.
Tại các bệnh viện tuyến tỉnh, trước đây với những ca bệnh phức tạp đều phải chuyển bệnh nhân về các bệnh viện Trung ương ở Hà Nội, hiện nay thông qua hội chẩn,bệnh nhân tiếp tục được điều trị tại chỗ dưới sự hỗ trợ của bác sĩ tuyến trung ương.
Đến nay, 100% cơ sở khám chữa bệnh trên toàn tỉnh có hệ thống phần mềm quản lý, 100% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh đã thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân có gắn chíp điện tử. Đi đầu trong việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân là một số cơ sở khám chữa bệnh lớn như: Bệnh viện A Thái Nguyên, Bệnh viện Gang thép, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên... tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên y tế trong việc tích hợp các thông tin trong hồ sơ bệnh án và cắt giảm thủ tục hành chính, thời gian chờ đợi cho người bệnh. 100% nhà thuốc đã kết nối liên thông với hệ thống “cơ sở dữ liệu dược quốc gia”, hàng trăm nghìn đơn thuốc đã liên thông đến hệ thống Đơn thuốc quốc gia, 100% bệnh viện triển khai hóa đơn điện tử, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, trên 900 nghìn người dân Thái Nguyên có hồ sơ sức khỏe…
Với quyết tâm phát triển mạng lưới y tế xã theo hướng thông minh, 178  Trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đang duy trì được mạng lưới khám, chữa bệnh tuyến dưới khá hiệu quả. Thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, các Trạm cũng tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn, tạo nền tảng trong chuyển đổi số. 100% trạm thực hiện kết nối liên thông dữ liệu KCB và thanh toán BHYT với cơ quan Bảo hiểm xã hội qua hệ thống giám định điện tử. Ứng dụng phần mềm y tế cơ sở, toàn bộ tài liệu, báo cáo đều được lưu trữ trên hệ thống, các y bác sĩ có nhiều thời gian hơn cho công tác chuyên môn.
Từ nay đến năm 2025, ngành Y tế tập trung vào 4 nội dung, gồm: Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin y tế; chuyển đổi số trong hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh; chuyển đổi số trong bệnh viện và trong quản trị y tế. Phấn đấu đến năm 2025, 100% các cơ sở y tế triển khai thanh toán điện tử, không sử dụng tiền mặt; các cơ sở đều triển khai tư vấn, khám bệnh từ xa; cho phép đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến và toàn bộ lãnh đạo, nhân viên ngành y tế tham gia mạng kết nối y tế quốc gia... 

 

Tác giả bài viết: Ngọc Khuê

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập150
  • Hôm nay10,358
  • Tháng hiện tại414,450
  • Tổng lượt truy cập26,696,862

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:125 | lượt tải:53

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:355 | lượt tải:130

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:367 | lượt tải:140

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:831 | lượt tải:191

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:860 | lượt tải:262

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây