Nỗ lực để người Thái Nguyên trở thành những công dân số

Thứ ba - 14/02/2023 10:09   Đã xem: 526   Phản hồi: 0

Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Chấp hành Tỉnh ủy sau 2 năm triển khai đã dần đi vào từng ngõ ngách của cuộc sống, không những làm thay đổi tư duy mà còn thay đổi cách sống, làm việc, lao động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Chính nhờ nỗ lực của các ngành, các cấp trong triển khai công tác chuyển đổi số mà người Thái Nguyên đã dần trở thành những công dân số trong thời đại số.

 
Năm 2022, với vai trò là cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, được giao nhiệm vụ là cơ quan thường trực tham mưu triển khai Kế hoạch Chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các ngành, địa phương triển khai đồng bộ 37 nhiệm vụ ở cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Với phương châm “Chuyển đổi số - lấy người dân làm trung tâm để phục vụ” thời gian qua, Sở đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ người dân trong công tác chuyển đổi số.
Đến hết ngày 31/12, đã xây dựng được 80 Chợ 4.0 - Chợ thanh toán số không dung tiền mặt, vượt 33,33% chỉ tiêu Kế hoạch mà tỉnh đã đề ra. Thông qua các ứng dụng hoặc thẻ ngân hàng, Tết Quý Mão vừa qua, người dân Thái Nguyên đi chợ không cần dùng tiền mặt, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, giao dịch an toàn, hạn chế bị trộm cắp, tiền giả…. Việc thành lập 2.255 Tổ Công nghệ số cộng đồng, với gần 15.000 thành viên chính là mắt xích quan trọng để kết nối đưa người dân, doanh nghiệp lên môi trường số và lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm để phục vụ.
Ông Đào Ngọc Tuất, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, Sở đã chỉ đạo sát sao, quyết liệt để hoàn thành mục tiêu trong trụ cột xã hội số là đến năm 2025 tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%. Trong đó, chuyển đổi số để hỗ trợ an sinh xã hội, tạo tài khoản số cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội được Sở tích cực triển khai trong những tháng cuối năm 2022 nhằm tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động.
 
5

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên và Công ty cổ phần MISA ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh chuyển đổi số
 
Xác định phát triển hạ tầng và dịch vụ viễn thông làm nền tảng để phục vụ người dân tham gia chuyển đổi số, năm 2022 đã tập trung nâng cấp mạng di động 4G, tích cực triển khai hạ tầng 5G, phát sóng thông tin di động, kết nối Internet 4G tại 10 xóm đặc biệt khó khăn, góp phần nâng tỷ lệ xóm có dịch vụ Internet băng rộng trên địa bàn cả tỉnh đạt 99,5%.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong kết nối, quảng bá và tiêu thụ nông sản của tỉnh,sàn thương mại điện tử được tích hợp trên phần mềm C-Thainguyen,  đưa 100% sản phẩm OCOP và 2.345 sản phẩmcủa tỉnh lên sàn; 189.903 hộ sản xuất nông nghiệp được tạo tài khoản, tổng số giao dịch trên 2 sàn Postmart, Vỏ sò đạt 14.594 giao dịch.Các lớp tập huấn, hỗ trợ người dân ứng dụng số trong quảng bá, livestream giới thiệu và bán sản phẩm, chốt đơn, thanh toán điện tử, đối soát, quản lý thu chi, mở gian hàng số, địa chỉ số, truy xuất nguồn gốc số, nhãn hàng số.. được các cơ quan, đơn vị, đoanh nghiệp tổ chức thường xuyên, góp phần tạo nên những công dân thành thạo ứng dụng số trong lao động, sản xuất và kinh doanh.
Bà Lê Hải Ninh, Giám đốc Công ty TNHH NGS Công Dân Số cho biết nền tảng Xã hội số Thái Nguyên ID đã trở thành dịch vụ thiết yếu cho đời sống người dân đặc biệt là người lao động như là nhà ở, việc làm, thông tin các tuyến xe trong và ngoài tỉnh, cập nhật tin tức xã hội, mã khuyến mãi mới nhất, gửi phản ánh vấn đề đến chính quyền, tra cứu thông tin điện, BHXH,...
Tất cả những nỗ lực trong công tác chuyển đổi số tại tỉnh Thái Nguyên đã mang lại hiệu quả tích cực, len lỏi trong từng ngóc ngách của đời sống từ thành thị đến nông thôn. Người dân Thái Nguyên được hưởng lợi từ các nền tảng số như Sổ tay Đảng viên, C-Thái Nguyên, ThaiNguyen - ID. Theo đánh giá của Bộ thoogn tin và truyền thông, chỉ số chuyển đổi số Thái Nguyên đứng thứ đứng thứ 8/63 tỉnh, thành trong cả nước; Sổ tay Đảng viên điện tử đạt giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2022 do Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin (VINASA) tổ chức. “Nền tảng Xã hội số - Ứng dụng Thái Nguyên ID” được Hội truyền thông số Việt Nam trao giải thưởng “Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc”.

 
z3990262800312 4a509a36bb3fa08d9fd8ca46482707f3

Công nhân HTX Chè Hảo Đạt ứng dụng số quét vân tay chấm công lao động
 
Để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong năm mới 2023 và những năm tiếp theo, tỉnh Thái Nguyên xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ then chốt, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Tiếp tục triển khai chương trình chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; đặc biệt quan tâm đưa người dân Thái Nguyên sống, làm việc, lao động và học tập trên môi trường số;  thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT; đẩy mạnh triển khai các nền tảng xã hội số, nhân rộng mô hình chợ 4.0; đưa thanh toán số trở thành công cụ thanh toán chủ yếu của người dân…
 

 

Tác giả bài viết: Thu Hương (Sở TT&TT)

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập119
  • Hôm nay1,423
  • Tháng hiện tại569,527
  • Tổng lượt truy cập27,429,151

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:189 | lượt tải:59

Mau ĐXKNHV - HNB

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:412 | lượt tải:141

Mau ĐNCTHV

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:415 | lượt tải:150

144/QĐ-HNB

QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên

Lượt xem:47 | lượt tải:14

136/QĐ-HNB

công khai dự toán ngân sách 2024

Lượt xem:48 | lượt tải:16

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây