Khi vai trò của cơ quan dân cử được phát huy (bài 2)

Thứ năm - 08/02/2024 15:35   Đã xem: 54   Phản hồi: 0

Bài 2: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát chuyên đề

Giám sát là một trong hai chức năng cơ bản của HĐND, trong đó giám sát chuyên đề là hoạt động trọng tâm giúp kiểm chứng tính đúng đắn, khả thi của pháp luật, nghị quyết. Chính vì thế, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, hoạt động giám sát tiếp tục được Thường trực HĐND và các cơ quan của HĐND tỉnh chú trọng thực hiện bảo đảm cả hai mặt: Hiệu lực và hiệu quả giám sát.

 
Đoàn giám sát của HĐND tỉnh thực hiện khảo sát công tác quản lý nhà nước về đất đai tại TP. Thái Nguyên hồi cuối năm 2022.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh khảo sát công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại TP. Thái Nguyên, vào cuối năm 2022.
 

"Đi trước, đón đầu"

Mặc dù tháng 9/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới ban hành Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 (NQ594) hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND, các cơ quan của HĐND và đại biểu HĐND, nhưng HĐND tỉnh Thái Nguyên đã chủ động triển khai thực hiện nhiều nội dung đúng với tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết ngay từ đầu nhiệm kỳ.

Đồng chí Đỗ Đức Công, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, cho rằng: Một cuộc giám sát chuyên đề có hiệu quả là khi đưa ra được những nội dung kết luận sát thực, khách quan; đánh giá một cách toàn diện vấn đề giám sát; kiến nghị giám sát được các đối tượng giám sát tiếp thu, thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt, việc lựa chọn nội dung giám sát “trúng và đúng” có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự thành công.

Đại biểu Nguyễn Thị Thúy Nga, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh: Lãnh đạo các ban của HĐND được coi là “linh hồn” trong các cuộc giám sát chuyên đề, vừa tham mưu trực tiếp, vừa là người giúp Thường trực HĐND chuẩn bị nội dung giám sát; đồng thời có vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra các vấn đề chất vấn và tái chất vấn...

Theo đó, căn cứ những quy định của các luật có liên quan, tại phiên họp thường kỳ cuối năm, Thường trực HĐND tỉnh, các ban của HĐND và các tổ đại biểu HĐND tỉnh xây dựng chương trình giám sát năm sau để trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét, cho ý kiến quyết định.

Cùng với việc “đi trước, đón đầu”, trong các hoạt động, HĐND tỉnh còn kịp thời thực hiện các quy định hướng dẫn của Trung ương. Mới đây nhất, để cụ thể hóa NQ594, trong tháng 3/2023, Thường trực HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết về việc ban hành các quy trình xử lý công việc nội bộ, với 7 quy trình bao trùm trên các mặt hoạt động của HĐND tỉnh.

Đổi mới phương thức giám sát

Cùng với nội dung, việc lựa chọn các phương pháp, hình thức giám sát linh hoạt, khoa học cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả giám sát.

Từ thực tế cho thấy, 100% các cuộc giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh đều được tiến hành khảo sát trực tiếp để nắm thực trạng tình hình tại cơ sở và thu thập nguồn thông tin từ nhiều kênh khác nhau. Trong số này, gần 50% các báo cáo giám sát được thực hiện bằng cả văn bản và hình ảnh trực quan, góp phần nâng cao tính khách quan, chân thực của kết quả giám sát; tăng hiệu quả, vai trò phản biện và là căn cứ quan trọng để các đại biểu dân cử đối chứng khi tái giám sát.

Việc lựa chọn nhân sự tham gia giám sát cũng có những thay đổi. Bên cạnh các đại biểu chuyên trách, trong một số cuộc giám sát về các lĩnh vực cần độ chính xác cao còn có sự tham gia của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và đại diện cơ quan chức năng, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát; đồng thời vừa cung cấp thông tin cho đại biểu, tạo tiếng nói thống nhất, hiệu quả trên diễn đàn dân cử...

Đường tỉnh 266 đã được cải tạo, nâng cấp, giúp việc giao thương của người dân được thuận lợi và hạn chế được tình trạng mất an toàn giao thông.
Đường tỉnh 266 đã được cải tạo, nâng cấp, giúp việc giao thương của người dân được thuận lợi và hạn chế tình trạng mất an toàn giao thông.

Ngoài ra, nhằm nâng cao hiệu lực hoạt động của cơ quan dân cử và để các kiến nghị đưa ra sau giám sát được quan tâm giải quyết thỏa đáng, HĐND tỉnh còn chú trọng hoạt động tái giám sát. Đối với những kiến nghị chậm thực hiện, không thực hiện đều được lựa chọn để chất vấn, giải trình tại các kỳ họp HĐND tỉnh hoặc phiên họp của Thường trực HĐND tỉnh. Sau khi có thông báo kết luận phiên chất vấn, giải trình, UBND tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện.

Theo số liệu báo cáo, đến nay, khoảng 70% kiến nghị giám sát đã được tiếp thu, thực hiện xong hoặc được thực hiện thường xuyên gắn với triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị, địa phương, còn khoảng 30% đang thực hiện. Trong đó, không ít vấn đề kéo dài từ nhiều năm đã được giải quyết, như: Nâng mức hỗ trợ kinh phí để chi trả bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia công việc của xóm, tổ dân phố; nâng mức hỗ trợ đối với ban công tác Mặt trận ở khu dân cư; cải tạo, nâng cấp các tuyến đường tỉnh (ĐT) 261, ĐT.266, Cù Vân - An Khánh - Phúc Hà…

Những kết quả đạt được

Đại biểu Phạm Duy Hùng, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện, Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị huyện Đại Từ: Thực hiện NQ594, từ cuối năm 2022, tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị huyện Đại Từ và tổ đại biểu HĐND huyện đã tổ chức 3 cuộc giám sát chuyên đề về hỗ trợ kinh phí đối với các trường mầm non, phổ thông công lập thuộc tỉnh và một số vấn đề cử tri quan tâm. Qua đó đã kiến nghị với cơ quan chức năng kịp thời khắc phục nhiều tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện...

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã có 18 cuộc giám sát chuyên đề được thực hiện, trong đó HĐND tỉnh tổ chức 1 cuộc giám sát, Thường trực HĐND tỉnh 5, các ban của HĐND tỉnh 11,  tổ đại biểu Đại Từ 1 và 6 cuộc của năm 2023 đang triển khai.

Trong số này có 2 nội dung lần đầu tiên được HĐND tỉnh triển khai, đó là: Giám sát công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2021 và công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường giai đoạn 2017-2022. Đây là những vấn đề không mới nhưng phức tạp, luôn được nhiều cử tri quan tâm.

Đối với các nội dung giám sát khác, như: Việc thi hành pháp luật và thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp; chính sách dân tộc, miền núi; kết quả thực hiện kết luận kiểm toán, kết luận thanh tra, kiến nghị giám sát của HĐND tỉnh... đều là những vấn đề cần thiết, tác động đến nhiều đối tượng, được cả cấp ủy, chính quyền và người dân quan tâm.

Nhìn nhận từ thực tế triển khai có thể khẳng định, hoạt động giám sát nói chung, giám sát chuyên đề nói riêng của HĐND và các cơ quan của HĐND tỉnh khóa XIV ngày càng được nâng cao về hiệu quả, hiệu lực. Qua đó góp phần tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Nguồn tin: baothainguyen.vn:

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập103
  • Hôm nay21,436
  • Tháng hiện tại518,441
  • Tổng lượt truy cập25,065,384

Hình ảnh nổi bật

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:235 | lượt tải:86

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:241 | lượt tải:87

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:714 | lượt tải:161

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:719 | lượt tải:222

mẫu 1

mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam

Lượt xem:927 | lượt tải:226

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây