“THUÊ THẦY, KHOÁN VIỆC” …. VÀ “ NỐT TRẦM” TRÊN HÀNH TRÌNH ĐƯA ĐÒ

Thứ năm - 11/11/2021 16:18   Đã xem: 695   Phản hồi: 0

Lời phát biểu cũng là tâm tư của nhà giáo Lê Duy Vị - Nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Thái Nguyên tại chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh khiến cả hội trường lúc ấy lặng đi trong suy tư- đó cũng là khởi nguồn đầu tiên để tôi và nhóm tác giả bắt tay vào hành trình thai nghén và cho ra đời tác phẩm “Thuê thầy khoán việc” – tác phẩm đạt giải Bạc Liên hoan Truyền hình Toàn quốc lần thứ 40, giải khuyến khích giải Báo chí quốc gia lần thứ XV năm 2020.

thầy vị
  
        Thực hiện lộ trình tinh giản biên chế, cùng với toàn quốc, ngành giáo dục Thái Nguyên đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc, với số lượng biên chế giảm hàng năm đạt chỉ tiêu kế hoạch. Song đi liền với đó, tình trạng thiếu giáo viên đã khó khăn từ trước nay lại càng khó khăn hơn. Hàng trăm giáo viên đang trong diện hợp đồng với vị trí việc làm ổn định bị đưa về hình thức khoán việc. Giải quyết vấn đề này, sau thời gian nghiên cứu, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã ra Nghị quyết số 08/2019 về việc hỗ trợ kinh phí đối với các giáo viên mầm non, phổ thông công lập, trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên cấp huyện thuộc tỉnh năm 2020, qua đó đã khắc phục một phần tình trạng quá tải về trường lớp, thiếu biên chế, nhu cầu lao động nhân viên nấu ăn trong các nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích thấy rõ, giáo viên - những người đưa đò, trồng người lại rơi vào cuộc chạy đua ngay trên chính bục giảng. Phóng sự đã phản ánh nỗi niềm của các giáo viên với hình thức khoán việc, khó khăn trong cuộc sống của những người thầy gieo chữ, tồn tại bất cập trong công tác quản lý và sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách về giảm biên trong ngành Giáo dục.

        “ Thuê thầy khoán việc” khác hoàn toàn với rất nhiều tác phẩm tôi viết trước đây, đó là không có kịch bản tiền kỳ- một bước không thể thiếu trong quá trình thai nghén và hình thành, hoàn thiện các tác phẩm báo chí. Ở “ Thuê thầy khoán việc”, tôi để dòng cảm xúc tự nhiên tuôn chảy cùng với những cảm xúc, câu chuyện, nốt thăng trầm của từng nhân vật, từng câu chuyện.
ANH 2
Tác giả Phương Thảo (bên phải) trò chuyện cùng nhân vật chính của tác phẩm – Cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hằng

        “Thuê thầy khoán việc” có kết cấu vòng tròn, khán giả gặp cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hằng – Giáo viên Trường tiểu học Vô Tranh, huyện Phú Lương với câu chuyện của một giáo viên tiếng Anh đầy tâm huyết, sau 5 năm công tác thì bị rút hợp đồng để đưa về hình thức thuê khoán. Vì mưu sinh, cô giáo Hằng đã quyết định cất kỹ tấm bằng đỏ Đại học Sư phạm để ở nhà trồng chè và làm trà. Với những hình ảnh chân thực, và lời tâm sự nhớ trò, nhớ bục giảng đầy xúc cảm, cô giáo Hằng đã trở thành nhân vật mở đầu và ở cuối tác phẩm, khán giả lại bắt gặp hình ảnh cô giáo Hằng dưới cái nắng của chiều tà, đang cặm cụi hái những búp chè non với lời tâm tư của tác giả “Thay vì theo đuổi sự nghiệp trồng người đầy cao quý, cô giáo Hằng đã chọn nghề trồng chè, bởi những búp chè có thể giúp cô giáo Hằng mua thêm hộp sữa, tấm bánh cho con, để cuộc sống bớt khó khăn hơn…”.
        Ngoài những nốt trầm, tâm tư và câu chuyện theo tuyến nhân vật. “Thuê thầy khoán việc” sử dụng tiếng nói khoa học và đanh thép của chính những nhà quản lý giáo dục, là những vị hiệu trưởng các nhà trường, lãnh đạo phòng giáo dục các địa phương, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh trước thực trạng này. Với vai trò là người cầm cân nảy mực, là người quyết định tới số phận của rất nhiều nhà giáo trẻ đầy tâm huyết với nghề, họ đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại và câu chuyện rất xót xa ngay trên chính bục giảng, khi người thầy được thuê khoán theo từng giờ dạy, từng tiết học. Đó là câu chuyện ở T.P Sông Công khi sắp đến năm học mới, mà chưa thể đủ giáo viên dạy học, vị hiệu trưởng đã liên hệ thì nhận được câu trả lời “Trả thấp quá, em không đủ sống, em đi lái tắc xi thôi”, hay như câu chuyện của T.P Thái Nguyên, các hiệu trưởng phải lập riêng một nhóm zalo để tìm giáo viên với những câu chuyện có thật về việc hiệu trưởng bị “hủy kèo” khi giáo viên đã nhận lời lại không đến dạy. Đó chỉ là 2 trong số nhiều nốt thăng, trầm của “Thuê thầy khoán việc” với rất nhiều cảm xúc ngay khi chúng tôi đặt máy quay, tiếp cận nhân vật, tiếp cận các nhà trường và hoàn thiện tác phẩm.
ANH 4
Nhóm zalo của các hiệu trường cấp THCS của TP Thái Nguyên với những câu chuyện “ cười ra nước măt” – Một chi tiết được khai thác sâu sắc trong tác phẩm “ Thuê thầy khoán việc”
 
         Trái ngọt của “Thuê thầy khoán việc” không chỉ là việc được Ban giám khảo của Liên hoan truyền hình Toàn quốc lần thứ 40 đánh giá cao mà quan trọng hơn với chúng tôi đó là ngay sau khi “Thuê thầy khoán việc” được phát sóng và lan tỏa, chính sách dành cho giáo viên thuê khoán đã tiếp tục được đưa ra nghị trường và quyết nghị tại Kỳ họp HĐND của tỉnh Thái Nguyên.Với tôi và ekip thực hiện tác phẩm “Thuê thầy khoán việc” không chỉ là một tác phẩm báo chí đơn thuần, mà thật sự là hành trình của cảm xúc, là việc tái hiện một phần bức tranh của hiện thực giáo dục, để góp một tiếng nói, trách nhiệm của những người làm báo vào hệ thống chính sách hiện hành.  
“Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Tôi vẫn gọi là nghề cao quý nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Mà cho đời những đóa hoa thơm”
          Lời kết của “Thuê thầy, khoán việc” đến hôm nay vẫn luôn là lời cá nhân tôi và ekip thực hiện tác phẩm muốn gửi tặng các nhà giáo – Hoa thơm của ngày lễ 20.11 chẳng thể tươi mãi, nhưng giá trị của người thầy, người đưa đò, trồng người mãi mãi không đổi thay trong sự phát triển và giàu đẹp của đất nước.








 

Tác giả bài viết: Phương Thảo (Đài PTTH Thái Nguyên)

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập309
  • Hôm nay31,927
  • Tháng hiện tại97,306
  • Tổng lượt truy cập22,491,309

Hình ảnh nổi bật

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:80 | lượt tải:30

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:80 | lượt tải:27

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:558 | lượt tải:129

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:554 | lượt tải:179

mẫu 1

mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam

Lượt xem:731 | lượt tải:182

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây