Trong số 10 chỉ số thành phần, năm 2023, Thái Nguyên có 4 chỉ số tăng điểm, 1 chỉ số bằng điểm và 5 chỉ số giảm điểm so với năm 2022. Cụ thể, 4 chỉ số tăng điểm, gồm: Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước; Chi phí không chính thức; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; Đào tạo lao động.
Chỉ số giữ điểm là Gia nhập thị trường. 5 chỉ số giảm điểm, gồm: Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Cạnh tranh bình đẳng; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.
Đối với Chỉ số PGI, đây là năm thứ hai VCCI triển khai, công bố, tiếp nối phiên bản PGI thử nghiệm được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 4-2023. Ở chỉ số này, Thái Nguyên không còn nằm trong tốp 30 tỉnh, thành có điểm số cao nhất (trong khi năm 2022 tỉnh đứng vị trí thứ 11). Tuy nhiên, trong số 4 chỉ số thành phần được chấm điểm, có 3/4 chỉ số của tỉnh có điểm số tăng và 1 chỉ số giảm điểm.
Một số điểm đáng chú ý về kết quả chỉ số PCI năm nay đó là trong khi Quảng Ninh tiếp tục duy trì vị trí quán quân năm thứ 7 liên tiếp với 71,25 điểm; Hải Phòng giữ nguyên thứ hạng 3 và Đồng Tháp tiếp tục ở vị trí thứ 5 trong Bảng xếp hạng PCI 2023, thì vị trí á quân (thứ 2) năm nay thuộc về Long An, thay Bắc Giang tụt xuống vị trí thứ 4. Bà Rịa - Vũng Tàu cũng không còn năm trong tốp 5.
Theo báo cáo của VCCI và USAID, đây là năm thứ 19 công bố chỉ số PCI. Vẫn là các bảng hỏi, được tổng hợp điểm số theo thang điểm 100 thông qua 10 chỉ số thành phần liên quan tới những lĩnh vực quan trọng nhất của môi trường kinh doanh.
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI, nhấn mạnh tại Lễ công bố: Xây dựng và công bố PGI bên cạnh chỉ số PCI, VCCI mong muốn các địa phương tiếp tục cải cách môi trường kinh doanh mạnh mẽ, đồng thời quan tâm hơn tới phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ môi trường”…
Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có:
1) Chi phí gia nhập thị trường thấp;
2) Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định;
3) Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai;
4) Chi phí không chính thức thấp;
5) Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng;
6) Môi trường cạnh tranh bình đẳng;
7) Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp;
8) Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp triển khai đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp;
9) Chất lượng đào tạo lao động tốt;
10) Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và an ninh trật tự được duy trì.
Nguồn tin: baothainguyen.vn:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thông tư 12/2024/TT-BTTTT
Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam
Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới
QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên
công khai dự toán ngân sách 2024